Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Dù ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người, nhà nhà lại cùng nhau đi chợ hoa để trang trí cho ngôi nhà của mình. Nó trở thành một thói quen của người Việt mọi người cùng xuống phố để chuẩn bị hương sắc cho một năm mới bằng những chậu quất, cây đào hay những đóa hoa đủ màu sắc.
Tết đến mang hương vị của những chiếc bánh chưng xanh mướt, mang một chút se lạnh của mùa đông cùng với những tia nắng nhẹ. Không khí chuẩn bị đón một mùa xuân nữa lại về rộn ràng, vui tươi biết bao. Trang hoàng lại nhà cửa, gói và luộc bánh chưng, sắm sửa đón Tết…là những công việc không thể thiếu mỗi dịp cận kề năm mới. Nhưng việc dạo quanh chợ hoa và chọn lựa một cành đào, một chậu quất hay một bó hoa đã thành công việc quen thuộc của mọi người trong những ngày cuối năm.
Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Bước chân đến đây ta không thể không cảm nhận được hương sắc của tết đến thật gần qua hương thơm ngào ngạt của mọi loại hoa và màu sắc sặc sỡ của chúng. Hoa hồng với đủ màu sắc, hoa cúc, hoa violet, hoa lan, hoa dơn…tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa. Những quầy bán hoa thu hút rất đông người mua, ai cũng muốn chọn cho mình những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để về đặt lên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết. Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình.
Gia vị của những ngày giáp tết không phải là những phiên chợ đông nghẹn người, không phải màu xanh của lá dong, mà đó là không khí của chợ hoa ngày giáp tết. Mỗi người hòa vào đó để tìm hương vị tết cho gia đình mình bằng những sắc hương rực rỡ.
#dongochan
xin ctlhn !
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.
Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.
Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.
Đối với em, phiên chợ Tết không chỉ là một cuộc họp chợ, mà nó còn như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Bản thân phiên chợ như món khai vị đầu tiên cho mâm cỗ Tết của tất cả mọi người ở nơi đây.
Mình đã làm theo yêu cầu của bn
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
CÂU HỎI MỚI NHẤT
Giúp e giải câu 6 với ạ ....