Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Không biết tự bao giờ mà hình ảnh Thuyền và Biển lại trở nên lãng mạn, gợi trong tâm trí con người nhiều cảm xúc, đến nỗi đã được nhiều thi sĩ viết nên như Thuyền & Bến của Thi Nang :
Thuyền mang bao mối tơ vương
Mang theo nỗi nhớ trên đường quê hương
Thuyền đi biền biệt muôn phương
Để bờ bến cũ đêm trường đợi mong!
Thuyền đi thuyền có biết không?
Bến luôn một dạ ngóng trông thuyền về
Còn đây nửa mảnh trăng quê
Chưa quên lời hẹn câu thề năm xưa...
Đối với những người vượt biên, chắc chắn Thuyền và Biển đã là hình ảnh gắn liền với cuộc sống và ghi đậm trong lịch sử, trong tâm hồn họ, dầu thực tại họ đã và đang định cư trên những mảnh đất trù phú, trong bầu trời ước mơ.
Xem lại đoạn phim “Vượt Biên Sau 30/4/1975- thuyền vượt biển lênh đênh trong vịnh Thái Lan” hoặc nghe truyện kể lại hình trình vượt biển của Nguyễn Ngọc Ngạn, chúng ta thấy rất rõ Thuyền và Biển liên hệ thế nào và chúng đã đi vào lòng người những ý nghĩa nhân văn thật cao quý. Có những con thuyền đã dạt trôi trên biển suốt bao nhiêu tháng ngày để chở đoàn người đi tìm miền đất mới với những nguy nan ngập tràn đe dọa, dập dìu như tử thần hung dữ trước sinh linh mong manh bé nhỏ. Không lo sợ sao trước ba đào sóng vỗ nguy cơ lật thuyền? Yên tâm thế nào khi hải tặc đoàn tấn công. Rồi những cơn giông tố bão bùng, những đợt mưa lũ ập tới rất nhanh. Con thuyền nhỏ chông chênh cự lại đến tàn hơi kiệt sức để dành giật sự sống, bình yên cho thân chủ lữ hành. Nhưng rồi cuộc đời nghiệt ngã Thuyền vẫn đành chứng kiến bao nhiêu cái chết thương tâm, do đói khát lâu ngày, do hải tặt giết người cướp của, do không biết rõ phận mình ở tương lai. Thuyền bất lực đớn đau cùng Biển đã ngậm ngùi tiễn lữ khách về chín suối vàng thiêng.
Biển rộng bao la như không bờ không bến. Còn Thuyền nhỏ gắn liền biển đưa khách tới Đất mơ. Thật nên thơ đêm trăng thuyền tạm nghỉ, góc bến xa lạ nhưng chút để lấy hơi. Rồi hành trình tiếp tục ra khơi, thuyền nhỏ lênh đênh lại trôi dạt giữa biển lớn. Biển êm đềm khi trời lặng phong ba. Biển dịu dàng như hiểu cảm nỗi âu lo, mệt mỏi của Thuyền trước tấn công của ngàn muôn thách đố.
Hình ảnh Thuyền và Biển gợi lại nhiều ý niệm nhân sinh. Hành trình cuộc sống của mỗi người cũng tựa như con thuyền nhỏ. Cuộc đời dài, ngắn, rủi, may, nào đâu ai hay trước? Nó tựa lữ khách trên thuyền vượt trùng khơi. Biển là bao yếu tố dương gian liên quan tới kiếp nhân sinh mà người ta vẫn gọi là gian trần khổ ải. Cũng như biển khi sóng nhẹ vờn tựa đôi bàn tay nhân tình vui đùa bên nhau, như gió thu vờn tóc cùng du khách. Biển đời đôi lúc gió trời gợn sóng để con người biết cảm giác buồn vui. Thuyền vẫn trôi khi lăn tăn sóng biển, và biểu hiện chút lãng mạn thi vị cho nhân gian. Khi Biển lớn chiều hạ giông tố đổ tới, sóng gầm lên dễ lật đổ thuyền nan. Đời trần gian tránh sao được gian khổ, càng áp lực, càng chanh chấp, ghét ghen thì sóng đời càng đập xô kinh hãi. Sức lái chèo yếu ớt, thuyền vững làm sao trước nguy biến ba đào?
Thường khi nói đến thuyền và biển( hay Bến sông) ta hiểu là biểu trưng cho mối tình đôi lứa yêu nhau: “Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”. Thuyền là Chàng và Nàng là Bến. Chàng đến rồi đi, mấy khi chàng nhớ Bến. Phận gái chờ mong tình duyên Chàng trở lại. Bởi tự nhiên thường con gái muốn thủy chung. Nếu chỉ là tình đôi lứa mà Thuyền & Bến đã là nỗi âu lo, vương vương buồn cho góc cuộc đời chút bất an, thì Thuyền- Biển sẽ mang nhiều cảm súc cho những cuộc tình nhân sinh, bởi biển rộng hơn bến. Chính vì thế, đọc những bài thơ nói về Thuyền & Biển, ta thấy lãng mạn biết bao nhiêu dẫu dệt nên từ thực tại cuộc sống.
Ngày hôm nay, nghành công nghệ hóa và đô thị hóa đã và đang xóa dần đi những hình ảnh thân thương, mộc mạc của làng quê Việt nam. Ai đã từng xa quê hương bao năm, nay vẫn mang mang ký ức của những nét bình dị xưa. Nếu hồi hương, chắc ngỡ mình lạc vào tỉnh thành Tây Phương. Đâu rồi những lũy tre xanh, những cây đa ngả bóng lành dịu thương? Đâu rồi phảng phất mùi hương, những cánh đồng lúa thảm xanh nhẹ nhàng, bao la trải khắp đường Làng, gió lay bông lúa ngả vàng chiều xưa? Đâu rồi dòng sông trong xanh uốn khúc nước chảy hiền hòa? Đâu rồi những nơi ghé sông thương cho thuyền đò cập bến? Đâu rồi đàn cá, những dải tôm, tự do bơi lượn trong nước biển dịu êm giữa trưa hè khi du khách tới thăm ?
Thay thế những hình ảnh đó vẫn lưu dấu trong tâm trí của người lái thuyền tìm bến sông xưa, giờ đây nhìn thấy những tòa nhà trung cư cao tầng mọc lên kiêu hãnh để lữ hành cảm giác ảo như mình đang «to go downtown» trên đất nước người, là hàng loạt nhà máy xí nghiệp khói đen đặc trời, là tiếng còi xe đua bấm inh ỏi lấn chỗ nhau, là dòng nước biển xót đau cộn ngầu màu đỏ hóa chất làm biến mất sinh vật và nguồn sống của dân, vvv
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Tình yêu là khát vọng muôn đời. Có bao thi nhân trăn trở với cuộc tình thì có bấy dòng thơ mang hơi thở tình yêu. Đọc thi phẩm Thuyền và biển của Xuân Quỳnh, ắt hẳn người đọc sẽ cảm nhận được những tâm sự, khát khao hạnh phúc, những trăn trở âu lo... trong tình yêu.
Hãy lắng nghe Xuân Quỳnh kể anh nghe: “Chuyện con thuyền và biển”. Xưa nay, thuyền, biển, sóng...vốn được thơ ca dành nói nhiều về tình yêu. Xuyên suốt bài thơ Thuyền và biển cũng là hình tượng thuyền, biển. Phải chăng, bởi ở chúng lấp lánh sắc màu tình yêu? Nơi đó, biển bao la sóng vỗ, còn con thuyền bơi giữa muôn trùng. Xuân Quỳnh đã từng băn khoăn đi tìm lời giải đáp:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
(Sóng)Nay chị lại thủ thỉ tâm sự:
Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơiBể tình yêu mênh mông, con thuyền tung cánh ra khơi bởi “nghe lời” biển cả. Và biển sẳn lòng “đưa thuyền đi muôn nơi”- đi theo tiếng gọi thổn thức của con tim. Nếu “lòng thuyền nhiều khát vọng” thì “tình biển bao la”. Nếu “thuyền đi hoài không mỏi” thì “biển vẫn xa...còn xa”. Như vậy, cứ một câu thơ nói về thuyền thì tương ứng là một lời thơ viết về biển. Sự song đôi này ngầm thể hiện sự gắn bó mật thiết không thể tách rời của hai hình tượng thuyền - biển. Đúng là chỉ có thuyền mới “xô sóng dậy” và sóng mới “đẩy thuyền lên”. Tình yêu tìm đến một không gian, thời gian lãng mạn, ấy là lúc:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗBiển bao la là thế mà nay ví như “cô gái nhỏ” bé bỏng, đáng yêu. Cô đang thầm thì gửi gắm tâm tư, ấp ôm “mạn thuyền sóng vỗ”. Lại bất chợt “vô cớ”: “Ào ạt xô thuyền”. Tình em khi dịu êm, khi dữ dội không ngờ! Từ đây, Xuân Quỳnh rút ra một vấn đề có tính triết lí:
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yênTình yêu không “đứng yên” và lòng người cũng chẳng bao giờ chịu “đứng yên” chờ tình yêu đến. Tình yêu tất yếu gắn liền với sự khao khát kiếm tìm, mong hiểu lòng nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh khéo léo tách từ “hiểu biết”, để rồi hạnh phúc nào hơn khi mà:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có thuyền mới biết
Thuyền đi đâu, về đâuNhà thơ sử dụng hai lần điệp từ “chỉ có”, khẳng định đúng là chuyện này chỉ riêng của “thuyền và biển”, cũng là riêng “anh và em” chứ không một người thứ ba thấu hiểu. Đấy là cảm giác hãnh diện, tự tin trong tình yêu hai ta.
Đã yêu, có ai người không biết nhớ nhung? Bút thử màu tình yêu vốn là nỗi nhớ. Thế nên,chỉ cần “Những ngày không gặp nhau” đủ để “Biển bạc đầu thương nhớ” và “Lòng thuyền đau rạn vỡ”. Sự xa cách tính từng ngày làm cho kẻ “bạc đầu thương nhớ”, người “rạn vỡ” tâm can. Đúng là kết quả của một tình yêu chân thật. Biết nhớ nhung, đau khổ vì yêu!
Dường như để khẳng định một lần nữa tình yêu của mình, chị đưa ra giả định:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tốRõ ràng, nếu xa thuyền, biển hẳn cô đơn. Nhà thơ Hữu Thỉnh từng viết:
Em xa anh
Trăng cũng chợt lẻ loi
thẫn thờ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơnLiên tưởng đến chính mình, Xuân Quỳnh không dấu diếm mà chân thật thú nhận: em chỉ còn bão tố, nếu phải cách xa anh. Ngôn từ “bão tố” khép lại vần thơ như một sự thách thức. Thanh trắc đấy thể hiện cá tính của em - mạnh mẽ, dạt dào sánh với sóng gió biển khơi. Nói lên điều này, tôi nghĩ chắc chắn chẳng bao giờ em muốn “cách xa anh”. Chuyện em kể cho anh cũng là tâm tư em muốn trao anh. Biển là em - cô gái nhỏ luôn khát khao hạnh phúc và anh là thuyền giữa khơi tình sâu rộng.
Với thể thơ năm chữ, giai điệu khi trầm lắng, chậm rãi khi dạt dào mang sức sống biển khơi, bài thơ “Thuyền và biển” mang hương sắc riêng. Lời thơ chân thật, sâu sắc. Hình tượng thơ có tính hàm súc cao. Tình thuyền - biển, anh - em là tình muôn đời. Bão tố hay bình yên, khổ đau hay hạnh phúc? Tất cả cóp nhặt cho phong phú thêm cung bậc tình yêu. Còn tôi, khi viết những điều này, lòng hằng mong trái tim Xuân Quỳnh được bình yên sau tháng ngày đầy bão tố
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
CÂU HỎI MỚI NHẤT
giúp tui câu 2 vớiii
Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm
0
15
0
ko tâm tình nha