Người nhà
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”...Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm... Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh...
Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết.Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày mầu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh "đá trăm" xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: "Không đau, nó ê ra rồi". Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi...
U về! U về! U về!!!
(…) Chúng tôi quây quanh u, mở đôi thúng. U chả nói chả rằng. Bao nhiêu quà: ông phỗng hiền như bụt, ăn no, bụng phưỡn ra, hở cả rốn(…) Một bánh thuốc lào, sợi vàng ươm, bọc quanh bằng lá chuối khô. U bảo đấy là quà của thầy. Hôm nay u mua nhiều thế! Hình như tôi thấy là u đói! U bảo: "Tối nay, chúng mày trông giăng. U nấu bánh đúc lạc, tha hồ ăn".
(…) Nhiều lần u đi chợ về, u cắp nghiêng cái thúng. Chúng tôi biết như thế là chả có gì, chúng tôi vẫn reo lên: "U ơi! U về! U về!" Bao giờ, u đặt thúng xuống, anh Thả cũng ra mở thúng trước tiên: Dăm bơ gạo tấm. Một "men" giấy cho tôi đi học. Cục mực tím óng a óng ánh bọc trong mảnh giấy bản... Nhưng u chả bao giờ quên mua quà: Mươi củ khoai luộc. Chiếc bánh đa. Vài đận mía:
- U về! U về!...
Tôi cứ ngẩn ngơ: "Ước gì mình cứ bé mãi để được reo lên: U về! U về! Ước gì u cứ sống mãi để chúng tôi được reo lên: U về! U về!"
2) Viết
Câu 1 : Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) phân tích đặc điểm nhân vật người mẹ trong văn bản " Người nhà " của Duy Khán .
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Trong văn bản Người nhà của Duy Khán, hình ảnh người mẹ hiện lên thật mộc mạc mà sâu sắc, gợi nhiều xúc cảm về sự hy sinh thầm lặng, tần tảo vì con. Mẹ là hiện thân của tấm lưng gánh gồng cả gia đình, là đôi vai gầy nhưng gánh nổi những nhọc nhằn cuộc sống. Đôi vai mẹ “nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu” khi gánh “đá trăm” hay gánh gạo nuôi con ăn học, là hình ảnh khắc họa sự đau đớn về thể xác nhưng đầy kiên cường về tinh thần. Dù nghèo khổ, mẹ vẫn luôn nhớ mang về cho con những món quà nhỏ bé, giản dị mà chứa chan yêu thương – “mươi củ khoai luộc”, “chiếc bánh đa”, “vài đận mía”. Sự nhẫn nhịn, hy sinh của mẹ thể hiện rõ trong lời nói "Không đau, nó ê ra rồi", khiến người đọc càng thêm xót xa, thấm thía tình mẹ bao la. Nhân vật người mẹ không chỉ là biểu tượng của tình thương vô điều kiện mà còn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam xưa – lam lũ mà kiên cường, vất vả nhưng vẫn âm thầm dâng trọn đời mình cho con. Qua đó, tác giả đã khơi gợi tình cảm thiêng liêng, sâu nặng với mẹ – người luôn gánh cả thế giới cho con trên đôi vai gầy nhỏ.
#HoangHuy178591
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Trong văn bản “Người nhà” của Duy Khánh, hình ảnh người mẹ hiện lên đầy xúc động, tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam chịu thương, chịu khó, tần tảo hy sinh vì con cái. Mẹ gánh vác mọi công việc nặng nhọc: gánh đá, gánh thóc, gánh gạo đi nuôi con ăn học. Đôi vai mẹ “thành chai”, “nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu”, những chi tiết ấy không chỉ nói lên nỗi vất vả mà còn cho thấy sự cam chịu và kiên cường phi thường của người mẹ. Mẹ âm thầm hy sinh, không bao giờ than vãn, thậm chí còn nói “không đau, nó ê ra rồi” – một câu nói khiến người đọc chạnh lòng. Không chỉ vất vả, mẹ còn rất thương con, luôn nghĩ đến niềm vui và nhu cầu của con dù bản thân đói khổ. Mỗi lần đi chợ, dù chẳng có gì, mẹ vẫn cố mua chút quà quê đơn sơ để dành cho con. Mẹ hiện lên với đôi vai gầy guộc nhưng lại mang sức mạnh phi thường của tình mẫu tử thiêng liêng. Nhân vật người mẹ khiến người đọc không khỏi xúc động, biết ơn và trân trọng tình cảm gia đình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
CÂU HỎI MỚI NHẤT
Fndjdbducbduc bn bcjcjcihshdududd
Bài 4: Nhận biết các dung dịch: NH4NO3, KCl, NaNO3, CaCl2, BaCl2, FeCl2, FeCl3, Mg(NO3)2, ZnSO4, CuSO4, AlCl3**
giải bài tập ngữ văn