Câu 1. Chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản.
Câu 2. Theo văn bản, người mẹ chưa từng bao giờ viết điều gì trong thư gửi ra nước ngoài cho Tân và anh chị của anh.
Câu 3. Hình ảnh “Gương mặt mẹ suốt bao năm trời đến tận khi nhắm mắt xuôi tay luôn lẳng lặng một vẻ chờ đợi âm thầm, rụt rè và vô vọng.” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì.
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong những câu văn sau:
“Mà với cảnh ngộ đau ốm cơ cực thế thì chẳng cần sơ tán về vùng quê làm gì, đành liều, hai vợ chồng già bên nhau bất chấp máy bay Mỹ. Bom nổ, nhà cửa rung chuyển, vôi trần rụng lả tả. Đường điện thành phố bị phá hỏng liên miên nhiều ngày, ban đêm tối đen, nóng nực, ngột thở. Mẹ thức quạt cho cha. Bị sự đau đớn hành hạ, cha rộc rạc tiều tụy, thuốc uống vào nôn ra hết”.
Câu 5. Thông điệp ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên?
Câu 6. Nghĩa quyết định không học đại học mà lên đường nhập ngũ, theo anh/chị việc làm đó là nên hay không nên? Vì sao?
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 1.Ngôi thứ ba – người kể giấu mình, kể về nhân vật “Tân” và người mẹ.
Câu 2.Mẹ chưa bao giờ kể về những khó khăn, bệnh tật, sự cơ cực của bản thân và cha.
→ Bà luôn giấu đi nỗi đau, không muốn các con ở xa phải lo lắng.
Câu 3.Gợi cảm giác xót xa, nghẹn ngào trước nỗi nhớ con dai dẳng và niềm hy vọng mòn mỏi của người mẹ.
→ Sự “âm thầm, rụt rè, vô vọng” cho thấy tình thương sâu kín, không ồn ào mà da diết đến nao lòng.
Câu 4.Các chi tiết: “đau ốm, bom nổ, vôi rơi, tối đen, nóng nực, cha tiều tụy, thuốc nôn ra…”
→Liệt kê hàng loạt khổ cực để nhấn mạnh hoàn cảnh sống ngột ngạt, khó khăn tột cùng của cha mẹ.
→ Làm nổi bật sự hy sinh, tình nghĩa vợ chồng, và tình cha mẹ dành cho con dù trong hoàn cảnh khốc liệt.
Câu 5. Tình cảm của mẹ lặng thầm, bao dung và vô điều kiện.
Bà giấu đi mọi khó khăn, nỗi đau, chỉ mong các con bình yên.
Dù khổ cực, bà vẫn chờ đợi, hy vọng, thậm chí cho đến khi "nhắm mắt xuôi tay". Một tình yêu bao la, thiêng liêng và đau đáu như một dòng sông âm thầm chảy mãi…
Câu 6.Chủ đề: Sự hy sinh âm thầm và tình mẫu tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh, chia cắt.
→ Là lời nhắc nhở ta trân trọng cha mẹ, đừng để yêu thương trở thành tiếc nuối.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Câu 1. Chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện trong văn bản.
⇒ Văn bản được kể theo ngôi thứ ba, nhưng người kể chuyện có cái nhìn thấu hiểu, đồng cảm sâu sắc với nhân vật người mẹ, giống như một người chứng kiến mọi chuyện từ bên trong gia đình.
Câu 2. Theo văn bản, người mẹ chưa từng bao giờ viết điều gì trong thư gửi ra nước ngoài cho Tân và anh chị của anh?
⇒ Người mẹ chưa bao giờ viết về nỗi đau mất con, những đêm chờ mong, những lần đến thăm mộ con, hay cả việc Tân là người cuối cùng viết thư cho Nghĩa. Tất cả những điều đó mẹ đều giữ trong lòng, không kể trong thư.
Câu 3. Hình ảnh “Gương mặt mẹ suốt bao năm trời đến tận khi nhắm mắt xuôi tay luôn lẳng lặng một vẻ chờ đợi âm thầm, rụt rè và vô vọng.” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
⇒ Hình ảnh này gợi sự xót xa, thương cảm sâu sắc cho người mẹ – một người phụ nữ sống trong nỗi đau âm thầm, mất mát không thể nói thành lời. Nỗi đau ấy không được giải tỏa, không được sẻ chia, mà chỉ được gói ghém lại trong im lặng và hy vọng mỏng manh. Đó là hình ảnh tiêu biểu cho biết bao bà mẹ Việt Nam thời chiến – mạnh mẽ nhưng cũng đầy bi kịch.
Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn:
“Mà với cảnh ngộ đau ốm cơ cực thế thì chẳng cần sơ tán về vùng quê làm gì, đành liều, hai vợ chồng già bên nhau bất chấp máy bay Mỹ. Bom nổ, nhà cửa rung chuyển, vôi trần rụng lả tả. Đường điện thành phố bị phá hỏng liên miên nhiều ngày, ban đêm tối đen, nóng nực, ngột thở. Mẹ thức quạt cho cha. Bị sự đau đớn hành hạ, cha rộc rạc tiều tụy, thuốc uống vào nôn ra hết”.
⋆⋆ Biện pháp liệt kê ở đây có tác dụng:
-− Tái hiện chân thực và chi tiết khung cảnh chiến tranh ác liệt, cuộc sống khốn khó, ngột ngạt của hai vợ chồng già.
-− Làm nổi bật sự hi sinh thầm lặng, tình yêu thương của người mẹ dành cho cha – chăm sóc ông trong hoàn cảnh nguy hiểm, thiếu thốn.
-− Gợi lên cảm xúc xót xa, thương cảm sâu sắc từ người đọc về hậu phương thời chiến.
Câu 5. Thông điệp ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản trên?
⇒ Chiến tranh không chỉ lấy đi sinh mạng, mà còn để lại những nỗi đau dai dẳng, âm thầm trong lòng người ở lại. Văn bản là lời nhắn gửi về giá trị của hòa bình, tình thân, và sự cảm thông sâu sắc với những người mẹ, người vợ trong thời loạn lạc.
Câu 6. Nghĩa quyết định không học đại học mà lên đường nhập ngũ, theo anh/chị việc làm đó là nên hay không nên? Vì sao?
⇒ Đây là một việc làm nên làm trong bối cảnh lúc bấy giờ – đất nước đang chìm trong chiến tranh, đòi hỏi tinh thần cống hiến, xả thân vì Tổ quốc. Nghĩa đại diện cho thế hệ thanh niên sống có lý tưởng, sẵn sàng gác lại tương lai cá nhân vì vận mệnh đất nước. Tuy nhiên, sự hi sinh ấy cũng là điều khiến người thân đau lòng, bởi họ mất đi người con, người thân yêu mãi mãi.
~~~~~~Chúc bạn học tốt và mong hay nhất~~~
thethinh103
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> 2K9 Học trực tuyến - Định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 11 (Click để xem ngay) cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, tiếp cận sớm các kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
CÂU HỎI MỚI NHẤT
Có tia đẩy nổi thần thánh ở Phần Lan và chúng ta có thể làm được xe máy bay được như hiện tượng ở đây đấy chứ bạn nhỉ ??.
Chúng tôi thấy có hiện tượng là bên Phần Lan có hai hòn đá k ...
Bạn có tin là pin sinh học của cá thần Cẩm Lương này có khả năng này không ạ ??.
Bạn có tin là pin sinh học của đàn cá thần Cẩm Lương – Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá có những khả năng sau khô ...
Giúp mih với các bạn ơi, nhớ vẽ hình nhé
110
3530
31
xin trlhn nha
77
1566
36
xin câu trả lời hay nhất nha!!!
77
1566
36
xin câu trả lời hay nhất nha!!!