Câu chuyện bó đũa
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Trong truyện có mấy nhân vật?
Câu 2. Tình huống xảy ra trong câu chuyện là gì?
Câu 3. Xác định phó từ trong câu sau và cho biết tác dụng: “ Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”.
Câu 4. Tại sao bốn người con trong câu chuyện không ai bẻ gãy được bó đũa?
Câu 5. Theo em, một chiếc đũa và một bó đũa trong câu chuyện được ngầm so sánh với cái gì?
Câu 6. Người cha trong câu chuyện muốn khuyên nhủ với các con điều gì?
Câu 7. “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 8. Viết khoảng 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định ngôi kể, người kể trong văn bản trên.
Trả lời:
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất
- Người kể: nhân vật chính trong câu chuyện, xưng tôi.
Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách nào?
Trả lời:
Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách giới thiệu thời gian, không gian, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình huống làm nảy sinh câu chuyện là tình huống gì?
Trả lời:
Tình huống làm nảy sinh câu chuyện là bác thợ quay trở lại để đóng thêm một nhát búa vào đầu đinh chưa đóng hết trên ghế.
Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được liên kết với nhau như thế nào? Chi tiết nào khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị?
Trả lời:
* Chi tiết tiêu biểu:
- Chiếc ghế tựa bị bong mặt
- Bác thợ đến nhà để sửa chiếc ghế hỏng
- Bác thợ quay trở lại để đóng thêm một nhát búa vào đầu đinh chưa đóng hết trên ghế.
- Người cha biếu thêm tiền, bác thợ không nhận.
- Bác thợ vội vàng chào và đi trong mưa.
* Cách liên kết các sự kiện, chi tiết trong truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, từ đầu đến cuối, các sự kiện nối tiếp nhau xảy ra.
* Chi tiết khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị: bác thợ mộc quay lại nhà để đóng nốt chiếc đinh đóng hết trên ghế là chi tiết bất ngờ nhất trong câu chuyện. Nó thể hiện sự tận tụy, chu đáo và lòng yêu nghề của bác thợ mộc, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong lao động.
Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật này? Nhân vật cha tôi đã có cách giải quyết thế nào đối với sự kiện thứ hai?
Trả lời:
* Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật:
- Bác thợ: Tận tụy, chu đáo với công việc
- Cha tôi: Quan tâm, trân trọng người lao động
* Cách giải quyết của cha tôi đối với sự kiện thứ hai:
- Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác.
- Cách giải quyết này đã thể hiện lòng biết ơn và trân trọng với công sức người lao động. Đồng thời đó cũng là sự giáo dục tốt đẹp mà cha dành cho con.
Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm trong truyện.
Trả lời:
Tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm:
- Tạo ra một tác phẩm văn học phong phú và sâu sắc hơn.
- Tự sự giúp tác giả chia sẻ những trải nghiệm cá nhân, suy nghĩ và cảm xúc của mình, tạo nên sự chân thực và gần gũi với độc giả.
- Miêu tả và biểu cảm, qua việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh, giúp tạo nên hình ảnh sống động, mô phỏng lại các sự việc, địa điểm và nhân vật trong truyện.
Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo?
Trả lời:
Khi viết một truyện kể sáng tạo, em có thể lưu ý những điểm sau đây:
- Xác định chủ đề và nội dung
- Lựa chọn ngôi kể và người kể phù hợp
- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn và có cấu trúc rõ ràng. Cốt truyện nên có sự phát triển logic từ đầu đến cuối, với các sự kiện và tình huống gây hứng thú cho độc giả.
- Xây dựng nhân vật với hành động, và lời thoại để tạo nên nhân vật độc đáo và thú vị.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Câu 1:
− Ngôi kể: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.
− Số nhân vật: Có năm nhân vật: người cha và bốn người con (hai anh em cùng vợ/chồng của họ).
Câu 2:
− Tình huống xảy ra: Các con của người cha không còn yêu thương, đoàn kết như trước, thường xuyên va chạm khiến người cha buồn phiền. Từ đó ông đặt ra thử thách bẻ bó đũa để dạy bài học về sự đoàn kết.
Câu 3:
− Phó từ: “vẫn hay va chạm”
+ Tác dụng: "Vẫn" là phó từ đứng trước động từ "hay va chạm" để nhấn mạnh hành động xảy ra thường xuyên, lặp lại, dù đã có sự thay đổi về hoàn cảnh (mỗi người một nhà).
Câu 4:
− Vì các chiếc đũa được bó lại thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh khiến từng người không thể bẻ gãy được.
Câu 5:
− Hình ảnh ngầm so sánh:
+ Một chiếc đũa được so sánh với một cá nhân riêng lẻ, dễ bị tổn thương.
+ Một bó đũa được ngầm so sánh với một tập thể đoàn kết, gắn bó, có sức mạnh lớn.
Câu 6:
− Người cha muốn nhắn nhủ rằng các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, vì chỉ có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Câu 7:
− Câu chuyện dạy chúng ta bài học rằng: đoàn kết là sức mạnh. Khi mọi người cùng chung sức, đồng lòng thì dù khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Nếu chia rẽ, ai cũng hành động riêng lẻ thì sẽ dễ bị tổn thương, thất bại.
Câu 8:
Đoàn kết là một trong những sức mạnh to lớn nhất của con người. Khi mọi người biết yêu thương, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau thì dù có gặp bao nhiêu khó khăn cũng sẽ vượt qua dễ dàng. Trong học tập hay lao động, tinh thần đoàn kết sẽ giúp tập thể tiến xa hơn và đạt được nhiều thành công hơn. Em hiểu rằng, mỗi người chỉ là một phần nhỏ, nhưng khi gắn kết lại, chúng ta có thể tạo nên những điều phi thường. Vì vậy, em luôn cố gắng sống chan hòa, biết sẻ chia và hợp tác với mọi người xung quanh.
huonggiangk9
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
0
0
0
Nhanhh giúp e với