PHIẾU HỌC TẬP: ĐỀ ÔN LUYỆN
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau:
(1)Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương.
(2)Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người - biết mấy yêu thương.
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
(3)Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
(Lê Anh Xuân, Thơ Việt Nam 1945 – 1975, NXB Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1976)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của nhân vật trữ tình được nhắc đến trong khổ thơ thứ (3) của đoạn trích.
Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những dòng thơ sau:
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người - biết mấy yêu thương.
Câu 4. Nêu sự vận động mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 5. Từ nội dung của đoạn trích, anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu 1:
- Từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình trong đoạn trích là "ta".
Câu 2: Những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ của nhân vật trữ tình trong khổ thơ thứ (3) gồm:
- Những tàu chuối, bẹ dừa
- Những mảnh chòi nhỏ bé
- Những vết chân thơ ấu
- Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
→ Những hình ảnh này gợi nhớ về một tuổi thơ bình dị, hồn nhiên, gắn bó với thiên nhiên và quê hương.
Câu 3: Biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ:
"Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người - biết mấy yêu thương."
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của nhân vật trữ tình đối với cơn mưa quê hương.
+ Tạo sự gần gũi, thân thuộc khi so sánh mưa với những hình ảnh quen thuộc như "tre", "dừa", "làng xóm", "con người".
+ Gợi lên cảm xúc hoài niệm, trân trọng những ký ức tuổi thơ.
Câu 4:
- Mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn trích vận động theo hướng:
+ Mở đầu (khổ 1): Nhớ quê hương trong đêm mưa, gợi lên nỗi nhớ da diết.
+ Phát triển (khổ 2): Hồi tưởng lại những cơn mưa tuổi thơ và những kỷ niệm gắn bó với quê hương.
+ Cao trào (khổ 3): Nhớ lại những trò chơi tuổi thơ, những hình ảnh quen thuộc nhưng đã xa.
+ Kết thúc: Cảm xúc lắng đọng khi nhận ra thời gian đã trôi qua, kỷ niệm dần trôi về quá khứ.
Câu 5: Bài học rút ra từ đoạn trích:
- Trân trọng những kỷ niệm tuổi thơ và quê hương, vì đó là những ký ức đẹp không thể nào quên.
- Dù đi xa, hãy luôn nhớ về cội nguồn, về những giá trị thân thương của quê hương.
- Học cách yêu thương, gìn giữ và phát huy những truyền thống, văn hóa quê nhà.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Câu 1 :
- Từ ngữ dùng để chỉ nhân vật trữ tình là "ta"
→ Trong đoạn thơ, từ "ta" xuất hiện nhiều lần, thể hiện tâm trạng, cảm xúc và hoài niệm của nhân vật trữ tình với quê hương, tuổi thơ.
Câu 2 :
- Những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ gồm:
+ Trò chơi tuổi trẻ
+ Tàu chuối, bẹ dừa
+ Mảnh chòi nhỏ bé
+ Vết chân thơ ấu
+ Mo cau, thuyền
+ Mưa, dòng sông quê nội
→ Tất cả đều là những hình ảnh dân dã, gần gũi với làng quê, gợi nhớ một tuổi thơ hồn nhiên, ngập tràn kỷ niệm.
Câu 3 :
- Biện pháp so sánh được sử dụng để thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của nhân vật trữ tình với mưa quê hương.
- Mưa được so sánh với:
+ Những thứ gần gũi, thân quen như tre, dừa, làng xóm
+ Thậm chí là con người, những người mà nhân vật trữ tình vô cùng yêu quý. → So sánh giúp hình ảnh cơn mưa trở nên sống động, gần gũi và chan chứa cảm xúc, làm nổi bật tình yêu tha thiết với quê hương, tuổi thơ.
Câu 4 :
- Mở đầu: Từ nỗi nhớ quê da diết khi nghe tiếng mưa rơi.
- Tiếp theo: Hồi tưởng về những kỷ niệm tuổi thơ gắn với cơn mưa, với quê nội yêu dấu.
- Cuối cùng: Cảm xúc dâng trào, chuyển thành nỗi bâng khuâng, tiếc nuối về những ký ức tuổi thơ đã trôi xa theo dòng nước mưa.
→ Mạch cảm xúc chuyển từ nhớ nhung → yêu thương → tiếc nuối, rất tự nhiên và chân thật.
Câu 5 :
- Quê hương luôn là nơi chứa đựng những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của mỗi con người.
- Dù đi xa đến đâu, mỗi người không được quên cội nguồn, phải biết trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa, tình cảm gắn bó với quê hương.
- Em nhận ra cần phải sống yêu thương, giữ gìn những kỷ niệm tuổi thơ, trân quý gia đình và nơi đã nuôi lớn mình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
4
17
0
Giúp mình vs
279
329
238
Tăng điểm nhaaa
4
17
0
Thế thì vào 30