phân tích hiệu quả bptt điệp ngữ trog bài thơ sau;
Em mơ mình là cánh én
Gọi nắng xuân về muôn nơi
Trong veo nỗi niềm thương mến
Hoà trong rộn rã tiếng cười.
Em mơ mình là cơn gió
Giữa ngày nắng hạ nồng oi
Cùng mây bay đi đây đó
Đem mưa dịu mát muôn nơi.
Em mơ là vầng trăng tỏ
Lung linh giữa trời thu xanh
Vui cùng những ngôi sao nhỏ
Như ngàn đôi mắt long lanh.
Em mơ mình là ngọn lửa
Xua tan giá lạnh mùa đông
Đàn chim vui bay về tổ
Bữa cơm chiều quê ấm nồng...
Yêu từng dặm dài đất nước
Em mơ về con đường xa
Bốn mùa còn bao mơ ước
Ở phía chân trời bao la.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
- Điệp ngữ : “Em mơ” được lặp lại ở mỗi khổ thơ.
- Tác dụng
+ Thể hiện ước mơ tha thiết của nhân vật muốn hóa thân thành những hình ảnh đẹp trong thiên nhiên.
+ Tạo nhịp điệu cho bài thơ giúp bài thơ có sự liên kết chặt chẽ, nhịp điệu nhẹ nhàng, bay bổng
+ Tăng sức biểu cảm mỗi hình ảnh mà nhân vật mong muốn hóa thân đều gắn với một mùa trong năm, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước.
_#Pearl_
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ:
+Điệp cấu trúc "em mơ mình là.."
- Tác dụng:
+ làm tăng hiệu quả diễn đạt, biểu cảm, giúp cho bài thơ thêm hay sinh động, hấp dẫn người đoc. Đồng thời tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu thơ, giúp nội dung trở nên thống nhất xuyên suốt làm nổi bật được quan điểm của người viết.
+ Với việc sử dụng biện pháp điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh ước mơ trong sáng và tha thiết hướng đến sự cống hiến, yêu thương và khát vọng đẹp đẽ của nhân vật trữ tình. Qua đó đã làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người và ý thức trách nhiệm đối với quê hương đất nước trong trái tim mỗi cá nhân.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
1
510
18
“Em mơ mình là...” là điệp cấu trúc mà?
1
510
18
cct3 hả ?
94
1060
61
từ "em mơ" ấy bạn ạ
1
510
18
thế điệp ngữ "em mơ" hay "em mơ mình là" vậy bạn
94
1060
61
"em mơ" ấy bạn