Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1. Mở bài:
Giới thiệu và nêu vấn đề muốn nói: Hiện tượng cuồng thần tượng, chủ yếu là giới trẻ hiện nay
2. Thân bài:
Hiện tượng cuồng thần tượng là như thế nào?
Hiện tượng này bắt nguồn từ ai và lý do một bộ phận những bạn trẻ hiện nay có khuynh hướng thần tượng một cách quá đà b. Thực trạng:
Hiện tượng “cuồng” ngày nay không khó nắm bắt
Nhiều tin tức trên một số mặt báo nói về những cuồng nhiệt không có thật
Hay cảnh tượng xếp hàng ăn uống tại sân bay khi chờ thần tượng
Vào năm 2007, đã có người con đe doạ sát hại bố mẹ nếu không được đi đón thần tượng Super Junior từ Hàn Quốc về
Nguyên nhân
Sự xuất hiện mạnh mẽ của văn hoá thần tượng trong ngành nghệ thuật
Tâm lý thái quá của giới trẻ khi có những hình mẫu thần tượng
Hệ lụy:
Suy đồi nhân cách do quá cuồng loạn thần tượng
Mất trí nhớ, luôn mơ thấy mẫu thần tượng
Hành vi đó ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều fan hâm mộ đích thực khác. Giúp
Gia đình và nhà trường có sự giáo dục phù hợp.
Cá nhân từng người có điểm xuất phát riêng nhằm gìn giữ văn hoá thần tượng
Mở rộng vấn đề
3. Kết bài:
Khẳng định các vấn đề
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Đề bài: Thần tượng một ai đó nên hay không nên ?
Bài làm:
Việc thần tượng một ai đó từ lâu đã trở thành vấn đề gây tranh cả trên mạng xã hội. Có người coi nó như là một niềm yêu thích nhưng cũng có người lại cho rằng đó là việc làm vô nghĩa, tốn thời gian và gây nhiều ảnh hưởng trên con đường học tập. Bản thân tôi cho rằng, việc thần tượng một ai đó một cách lành mạnh và thông minh thì không những có thể thoả mãn nhu cầu sở thích của bản thân mà còn có thể học hỏi, trau dồi thêm được nhiều kiến thức bổ ích.
Ta có thể hiểu “thần tượng” được xem là người mà bản thân mình quý trọng, hâm mộ bởi tài năng và phẩm chất của họ trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như ca nhạc, phim ảnh, thể thao. Có cho mình người yêu mến, ngưỡng mộ là cách giúp chúng ta trở nên tốt hơn. Khi thần tượng một ai đó, chúng ta thường có xu hướng muốn phấn đấu để đạt được những thành quả mà thần tượng có được, muốn bản thân phải giống như thần tượng của mình. Ngày nhỏ, chúng ta thường thấy trong cách cư xử của người lớn mà bắt chước theo vì tự thấy muốn giống họ. Lớn hơn một chút, khi bạn hiểu biết hơn thì lại muốn tìm cho mình một hình mẫu để noi gương, có thể là một bạn học sinh giỏi xuất sắc nhất trong lớp hay cũng có thể là một trong những người thầy người cô đang dạy bạn. Khi ta lớn hơn nữa, ở độ tuổi teen này, trên con đường gập gềnh thì thường có những tấm gương sáng trong cuộc sống khiến ta phải ngưỡng mộ. Ví dụ khi thần tượng một ca sĩ Hàn Quốc nổi tiếng nào đó, ta có thể học tập sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ mà họ đã bỏ ra để đứng được trên sân khấu lớn. Việc theo đuổi thần tượng lý trí có rất nhiều mặt tốt như: được làm chính mình, thoả mãn ước mơ của tuổi trẻ; tìm thêm cho bản thân nhiều người bạn có cùng ước muốn theo đuổi thần tượng; tạo thêm niềm vui , hạnh phúc , mục tiêu cố gắng cho bản thân.
Vậy thì thần tượng tại sao lại không nên? Mỗi người trong cuộc sống đều có mục đích và lý tưởng riêng của mình, vậy cũng nên có một thần tượng để noi theo và vươn tới. Nhưng việc gì thì cũng luôn luôn có hai mặt tốt và xấu của nó.
Hiện nay, “cuồng thần tượng thái quá” đang là một vấn đề đáng lo ngại. Ta được hiểu “cuồng thần tượng thái quá” là cụm từ để chỉ việc say mê, yêu thích hay thậm chí là tôn sùng một người nào đó một cách mù quáng và mất kiểm soát. Việc thần tượng một ai đó một cách quá mức mù quáng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân, mọi người xung quanh mà còn có thể ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình. Không chỉ vậy, rất nhiều bạn trẻ không kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình mà dẫn đến những sự việc đáng tiếc như: bạo lực ngôn từ trên không gian mạng vì xâm phạm thần tượng của bản thân mà khiến người khác bị ảnh hưởng về mặt tâm lý lẫn thể xác; tự tử; đe doạ bố mẹ vì không đồng ý để bản thân theo đuổi thần tượng. Vào ngày 27/03/2015, gần 50 nghìn người kéo đến sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội để thưởng thức đêm nhạc có sự tham gia của nhóm Super Junior (Hàn Quốc). Sự hăng hái, cuồng nhiệt quá mức đã khiến nhiều fan bị té hay thậm chí là ngất đi vì xô đẩy, ngột ngạt. Hay những bi kịch do cuồng thần tượng gây rúng động châu Á như: Dương Lệ Quyên vì muốn gặp thần tượng Lưu Đức Hoa khiến bố mẹ phải bán nhà, bán thận để con gái theo đuổi giấc mộng cuối cùng bố Lệ Quyên phải tự tử và để lại di chúc yêu cầu Lưu Đức Hoa đáp ứng nhu cầu của con gái; cha ruột giết con gái 13 tuổi khi nghe con nói “Con yêu các sao gấp vạn lần yêu bố mẹ, ngôi sao tốt hơn những kẻ làm cha làm mẹ như các người” trong lúc cha con cãi vã; một cô gái 16 tuổi ở Đại Liên đã tự tử tại nhà bà ngoại vì mẹ của cô gái không cho tiền mua CD của Trương Quốc Vinh,…vv.
Thần tượng một ai đó cũng là một điều tốt nếu ta biết thần tượng một cách văn minh và đúng đắn. Bởi họ là một thần tượng, một người có tài năng, có nhân phẩm tốt và được nhiều người biết đến. Họ sẽ là một tấm gương sáng để những người thần tượng họ có thể theo đuổi, cố gắng phấn đấu để được như họ. Nhưng ngược lại, việc thần tượng một cách thái quá, điên cuồng sẽ khiến cho con người bị mất đi cái tôi cá nhân riêng biệt mà tự biến bản thân thành những bản sao di động của thần tượng. Những người thần tượng thái quá thường có suy nghĩ lệch lạc, suốt ngày chỉ biết đắm chìm trong ảo cảnh cùng thần tượng.
Việc thần tượng một ai đó đều có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Điều quan trọng rằng chúng ta cần phải biết phân biệt phải – trái, đúng – sai. Hãy theo đuổi thần tượng của bản thân một cách lý trí, thông minh và đúng đắn.
#THCS-THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương - A3 mãi keo.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
CÂU HỎI MỚI NHẤT
giúp mình với mình đang cần gấp ạ!!
Bài 4*: Khánh có 20 viên bi, Bảo có 31 viên bi, Nam có số bi ít hơn trung bình cộng của cả 3 bạn là 5 viên bi. Hỏi Nam có bao nhiêu viên bi?
Hãy giải cho tôi câu 5b
cho hình chóp S.ABCD