0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
12893
11754
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
PHẦN ĐỌC HIỂU
1, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
2,
Theo tác giả, chúng ta sẽ đánh mất giá trị của chính bản thân nếu như không chịu làm những việc tốt trong khả năng của mình có thể làm được
3,
Biện pháp tu từ điệp ngữ "Hãy làm". Tác dụng: nhấn mạnh vào tư tưởng và thông điệp mà tác giả muốn trình bày đó là hãy sống thật tử tế và lan truyền lòng tử tế ra nhiều người xung quanh trong khả năng của chúng ta
4,
Thông điệp mà em thấy ý nghĩa nhất đối với em đó là việc sống thật tử tế và lan truyền tình yêu thương ra nhiều người xung quanh. Nhờ những việc làm tử tế và lan truyền lòng tử tế ra xung quanh thì con người mới chung tay cùng nhau làm cho cuộc sống chung này hạnh phúc, đáng sống và có ý nghĩa hơn.
PHẦN TẬP LÀM VĂN
1,
Thông điệp từ văn bản là "Cuộc sống này là của bạn, vì vậy dù bất cứ giá nào bạn cũng cần sống hết mình vì nó, không phải là vì ai mà là chính vì bạn". Theo em, đây là một quan điểm hoàn toàn sâu sắc và đúng đắn trong cuộc sống. Mỗi người có một cuộc sống riêng do chúng ta làm chủ và quyết định xem cuộc sống, công việc, tương lai của mình ra sao. Việc được làm chủ, tự chịu trách nhiệm với mọi quyết định trong cuộc sống của con người chính là một trong những điều hạnh phúc nhất. Bởi vì chúng ta chủ động định hướng mọi việc trong cuộc sống của mình. Vậy nên, ở bất cứ quyết định, đường đi, phương hướng và công việc nào, việc chúng ta cần làm vẫn là sống và làm việc hết mình với những quyết định đó của chính bản thân mình. Việc sống hết mình, làm việc hết mình với từng phút giây trong cuộc sống dù là làm việc hay thư giãn thì đó cũng là nền tảng để ta làm chủ cuộc sống mình, làm cho mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Ta sống hết mình vì chính tình yêu bản thân của mình, cố làm cho bản thân trở thành phiên bản tốt đẹp hơn, sống vì bản thân, không ngừng trau dồi chính mình từ bên trong và từ những điều nhỏ nhặt nhất.
2,
A, MB
- giới thiệu tác giả Huy Cận: là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách mạng. Trước CM, thơ ông chủ yếu là những tác phẩm thơ buồn, sâu lắng suy ngẫm về cuộc đời nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tươi vui và tràn ngập hào khí xây dựng đất nước hơn.
- giới thiệu bài thơ Tràng Giang: hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung.
Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước
- Tràng Giang chính là bài thơ thể hiện được tâm trạng của tác giả khi đứng trước quê hương, khi đứng trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên bằng sắc màu cổ điển xen lẫn hiện đại.
B, TB:
1, Phân tích khổ 1:
- Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận
- Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"
- Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả.
- "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó
- "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu
- Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian buồn thẳm.
2, Phân tích khổ 2:
Khô thơ thứ 2 tiếp tục gợi ra khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, vắng vẻ:
- Hình ảnh của cồn cát nhỏ bé, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn bao giờ hết. Không gian hiu quạnh, đượm buồn. Thi thoảng, tác giả nghe được những tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cảnh chợ chiều vẫn luôn gây ấn tượng bằng sự buồn thương, vắng vẻ vì sự tấp nập tan biến đi.
- Hình ảnh thơ sáng tạo"Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót". Người đọc cảm tưởng được không gian dường như đang mở rộng ra thêm về cả 4 chiều: cao, dài, sâu, rộng; thiên nhiên toàn cảnh như đang chuyển động mở rộng ra thêm và có sự chia lìa giữa đất và trời. Những tia nắng chiếu xuống và bầu trời xanh dường như càng cao hơn, phản chiếu xuống lòng sông phẳng lặng và tạo được cảm giác "sâu chót vót" cho nhà thơ. Cách kết hợp giữa "sâu" và "chót vót" vô cùng độc lạ và gợi được sự liên tưởng đa chiều nằm trên cùng một trục không gian: xuống và lên, sâu và cao. "Sâu chót vót" vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của dòng sông, lại vừa gợi ra được bầu trời cao chót vót. Hai chiều sâu và cao ấy đã tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mở mãi ra về phía vô cùng, vô tận.
- Tuy nhiên, câu thơ cuối có sự tương phản giữa hình ảnh "sông dài, biển rộng" và "bến cô liêu". Dường như đứng trước thiên nhiên rộng lớn, con người chỉ có 1 mình, tạo nên sự buồn lặng của tâm trạng nhà thơ.
C, KB
Tổng kết lại những gì đã trình bày
BÀI LÀM
Huy Cận là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách Mạng. Tuy nhiên, trước cách mạng thì bạn đọc bắt gặp một hồn thơ sầu buồn, mang những tâm tư về thời cuộc về nhân thế. Bài thơ “Tràng giang" là tiêu biểu cho phong cách thơ đó của Huy Cận. Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước. Tràng Giang chính là bài thơ thể hiện được tâm trạng của tác giả khi đứng trước quê hương, khi đứng trước sự kỳ vĩ của thiên nhiên bằng sắc màu cổ điển xen lẫn hiện đại.
Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận. Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp". Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả. "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó. "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu. Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian buồn thẳm.
Khô thơ thứ 2 tiếp tục gợi ra khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, vắng vẻ. Hình ảnh của cồn cát nhỏ bé, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn bao giờ hết. Không gian hiu quạnh, đượm buồn. Thi thoảng, tác giả nghe được những tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cảnh chợ chiều vẫn luôn gây ấn tượng bằng sự buồn thương, vắng vẻ vì sự tấp nập tan biến đi. Hình ảnh thơ sáng tạo"Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót". Người đọc cảm tưởng được không gian dường như đang mở rộng ra thêm về cả 4 chiều: cao, dài, sâu, rộng; thiên nhiên toàn cảnh như đang chuyển động mở rộng ra thêm và có sự chia lìa giữa đất và trời. Những tia nắng chiếu xuống và bầu trời xanh dường như càng cao hơn, phản chiếu xuống lòng sông phẳng lặng và tạo được cảm giác "sâu chót vót" cho nhà thơ. Cách kết hợp giữa "sâu" và "chót vót" vô cùng độc lạ và gợi được sự liên tưởng đa chiều nằm trên cùng một trục không gian: xuống và lên, sâu và cao. "Sâu chót vót" vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của dòng sông, lại vừa gợi ra được bầu trời cao chót vót. Hai chiều sâu và cao ấy đã tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mở mãi ra về phía vô cùng, vô tận. Tuy nhiên, câu thơ cuối có sự tương phản giữa hình ảnh "sông dài, biển rộng" và "bến cô liêu". Dường như đứng trước thiên nhiên rộng lớn, con người chỉ có 1 mình, tạo nên sự buồn lặng của tâm trạng nhà thơ.
“Tràng giang” là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn vì mang tâm sự con người, đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin