Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
2545
2228
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu đã sáng tác ra bài thơ như một hình tượng bất tử về người lính. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong 10 câu thơ đầu cảu bài thơ.
Mở đầu đoạn thơ là tác giả đã miêu tả rõ nét nguồn gốc xuất thân của những người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp:
“Quê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”Họ là những người xuất thân từ nông dân, hình ảnh đó được tác giả mô tả rất chân thực, giản dị mà đầy cao đẹp. Họ đến từ những vùng quê nghèo, "chó ăn đá gà ăn sỏi". Họ cùng nhau không hẹn mà gặp vì mục đích chung.
Dù cuộc sống nơi quê nhà còn nhiều khó khăn, đói nghèo nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà họ sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước. Đó là sự đồng cảnh ngộ, là niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người lính ngày đầu gặp mặt. Đó là sự thiêng liêng, là nguyên nhân của hai chữ đồng chí, đồng đội.
“Anh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhau”Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, mục đích, lí tưởng. Họ cùng mong muốn chống lại giặc Pháp, bảo vệ quê hương, đất nước. Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng họ đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lí tưởng và mục đích chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường. Tác giả đã sử dụng một hình ảnh rất cụ thể, giản dị và gợi cảm để nói lên tình gắn bó đó:“Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Hoàn cảnh chiến đấu nơi khu rừng Việt Bắc quá khắc nghiệt, đêm trong rừng rét đến thấu xương. Cái chăn quá nhỏ, loay hoay mãi cũng không đủ ấm, chính từ hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn ấy họ đã trở thành tri kỉ với nhau. Những vất vả, khắc nghiệt và nguy nan đã gắn kết họ lại với nhau, khiến cho những người đồng chí trở thành người bạn tâm giao gắn bó. Chính tác giả cũng đã từng là một người lính, nên câu thơ đã chan chứa, tràn đầy tình cảm trìu mến sâu nặng với đồng đội. Câu thơ cuối cùng, chỉ 2 tiếng đơn giản “Đồng chí” được đặt riêng, tuy ngắn gọn nhưng ngân vang, thiêng liêng. Tình đồng chí không chỉ là chung chí hướng, cùng mục đích mà hơn hết đó là tình tri kỉ đã được đúc kết qua bao gian khổ, khó khăn. Chẳng còn sự ngăn cách giữa những người đồng chí, họ đã trở thành một khối thống nhất, đoàn kết và gắn bó.
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Ba câu thơ như khẳng định lại nỗi nhớ và quyết tâm của người lính. Họ bỏ lại sau lưng gia đình, xóm làng thân thuộc. Giếng nước, gốc đa - những sự vật quen thuộc cũng ngập màu nỗi nhớ. Công việc tư gác lại, họ ra đi vì nghĩa lớn. Hai chữ "mặc kệ" thể hiện tâm trạng dứt khoát của người lính. Đó không phải sự vô tâm mà là sự quyết tâm để bảo vệ đất nước, giành lại bình yên.
Chỉ với 10 câu thơ đầu của bài “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng những hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
203
186
chữ đẹp phết
Chị có thể chụp tiếp đề 2 đc hok ạ
Bảng tin
0
10
0
không hay
0
165
0
Đúng òi