BT1:Thế nào là bài văn miêu tả?
BT2:Phương pháp làm bài văn tả đồ vật
BT3:Nêu dàn ý chung của bài văn miêu tả đồ vật
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
BT1: Thế nào là bài văn miêu tả?
- Bài văn miêu tả là loại văn dùng lời văn để tái hiện lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc, tính chất… của con người, sự vật, hiện tượng, giúp người đọc, người nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng được miêu tả.
BT2: Phương pháp làm bài văn tả đồ vật
Để làm tốt một bài văn tả đồ vật, em cần thực hiện các bước sau:
-Quan sát kỹ đồ vật: chú ý đến hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo, đặc điểm nổi bật…
-Xác định trình tự miêu tả: có thể miêu tả từ ngoài vào trong, từ tổng thể đến chi tiết, từ trên xuống dưới,…
-Ghi lại cảm nghĩ: sau khi miêu tả, em cần nêu cảm xúc, tình cảm của mình với đồ vật đó.
-Dùng từ ngữ gợi hình, gợi cảm: để bài văn sinh động, hấp dẫn.
BT3: Nêu dàn ý chung của bài văn miêu tả đồ vật
-Mở bài:
+Giới thiệu đồ vật em muốn miêu tả (là gì? của ai? vì sao em chọn tả nó?).
-Thân bài:
+Miêu tả bao quát: hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,…
+Miêu tả chi tiết: từng bộ phận, từng phần của đồ vật.
+Tác dụng, công dụng của đồ vật.
+Kỷ niệm hoặc cảm xúc của em gắn với đồ vật.
-Kết bài:
+Tình cảm, suy nghĩ của em với đồ vật đó (yêu quý, trân trọng, muốn giữ gìn,…).
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bài 1:
`-` Là một thể loại văn học dùng ngôn ngữ để tái hiện lại đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, con người, hoặc cảnh vật một cách sinh động, cụ thể, giúp người đọc hình dung rõ ràng về đối tượng được miêu tả
`+)` Mục đích của bài văn miêu tả không chỉ là liệt kê mà còn là thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người viết về đối tượng đó
Bài 2: Phương pháp làm bài văn tả đồ vật
`-` Đầu tiên, phải quan sát kỹ đồ vật, có thể đi từ tổng thể đến chi tiết của đồ vật
`+)` Tổng thể: hình dáng, kích thước,...
`+)` Chi tiết: đặc điểm gì nổi bật về hình dáng, màu sắc, hoa văn,...của từng bộ phận
`+)` Có thể cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, xúc giác,...
`-` Tiếp theo, cần xác định đặc điểm nổi bật của đồ vật: những đặc điểm độc đáo, riêng biệt nhất của đồ vật
`-` Lập dàn ý chi tiết, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý
`-` Viết bài( sử dụng nhiều từ ngữ mang tính gợi tả, các biện pháp nghệ thuật,...)
`+)` Bày tỏ cảm xúc cá nhân của mình với đồ vật đó, đó có ý nghĩa như thế nào và gợi ra những kỉ niệm gì,..
Bài 3: Dàn ý chung của bài văn miêu tả đồ vật
Mở bài:
`-` Dẫn dắt vấn đề
`-` Giới thiệu tên món đồ cần miêu tả
Thân bài:
`-` Tả bao quát đồ vật:
`+)` Miêu tả hình dáng chung, kích thước, màu sắc chủ đạo, chất liệu của đồ vật
`+)` Miêu tả vị trí của đồ vật trong không gian, thường đặt nó ở đâu?
`-` Tả chi tiết từng bộ phận:
`+)` Miêu tả từng bộ phận nổi bật của đồ vật theo một trình tự hợp lý (từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong)
`+)` Sử dụng các từ ngữ gợi tả, biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh,... để làm nổi bật đặc điểm của đồ vật
`+)` Nêu công dụng của đồ vật hoặc từng bộ phận của đồ vật đó
`-` Tả công dụng và cách hoạt động của đồ vật:
`+)` Nêu công dụng chính của đồ vật
`+)` Miêu tả cách đồ vật hoạt động hoặc cách sử dụng của đồ vật đó
Kết bài:
`-` Nêu cảm nghĩ về đồ vật: Khẳng định lại tình cảm, ý nghĩa của đồ vật đối với mình hoặc tầm quan trọng,...
`color{#367517}{°˖M}color{#50a625}{a}color{#5bbd2b}{ii}color{#83c75d}{a}color{#afd788}{h}color{#c8e2b1}{n˖°}`
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin