TẶNG MỘT VÀNG TRĂNG SÁNG
Lâm Thanh Huyên
Một vị thiền sư tu hành trong nhà tranh trên núi, một hôm, nhân một buổi tối đi dạo trong rừng, dưới ánh trăng vằng vặc, đột nhiên ngài ngộ ra trí tuệ của mình.
Ngài vui mừng trở về nơi ở, nhìn thấy nhà tranh của mình bị kẻ cắp lục lọi, kẻ cắp tìm không ra của cái gì, lúc sắp sửa bỏ đi thì gặp Thiên sư ở cổng. Thì ra, sợ kẻ trộm giật mình, Thiền sư từ nãy đến giờ cứ đứng đợi ở cống. Ngài biết chắc chắn kẻ trộm không tìm được bất cứ đồ đạc gì đáng giá, liên cởi chiếc áo ngoài của mình cầm trong tay từ trước.
Kẻ cắp gặp Thiên sư, đang trong lúc kinh ngạc bối rối, thì Thiên sư nói:
- Từ đường rừng núi xa xôi, cậu đến thăm tôi, dù thế nào đi nữa cũng không thế để cậu về tay không! Đêm lạnh, cậu hãy mang theo chiếc áo này!
Vừa nói, ngài vừa khoác chiếc áo lên người kẻ cắp. Kẻ cắp lúng túng không biết làm thế nào, cúi đầu chuồn thẳng.
Nhìn theo bóng kẻ cắp đi đưới ánh trăng vằng vặc, rồi mất hút trong rừng núi, Thiền sư không khỏi thương cảm, liền khảng khải thốt lên:
- Hỡi con người đáng thương kia, ta chỉ mong tặng cậu một vầng trăng sáng
Sau khi đưa tiễn kẻ cắp bằng mắt, Thiền sư đi vào nhà tranh để trần ngồi thiền, ngài nhìn trăng sáng ngoài cửa số rọi vào khoảng không trong nhà.
Hôm sau, dưới sự vuốt ve dịu dàng, ấm áp của ánh trăng, từ trong buồng thiên sâu thẳm, ngài mở mặt ra, nhìn thấy chiếc áo ngài khoác lên người bị đánh cắp được gấp gọn gàng, từ tế, đặt ở cửa. Vô cùng sung sướng, Thiên sự lẩm bẩm nói:
- Cuối cùng ta đã tặng cậu ấy một vầng trăng sáng.
(Tặng một văng trăng sáng - Truyện cực ngắn, Vũ Công Hoan dịch Nxh Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, tr.70)
Đề 1. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vẻ đẹp của nhân vật Thiền sư trong truyện ngắn trên.
Đề 2. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá tình cảm của tác giả dành cho vị Thiền sư trong truyện ngắn trên.
Đề 3. Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn trên.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đề 1:
Thiền sư trong truyện là người mang nhân cách cao quý và đáng trân trọng.Giữa đêm trăng sáng ngài đi từng bước thiền hành và gặp được vầng trăng soi sáng cho trí tuệ giúp ngài giác ngộ.Để rồi khi giác ngộ chân lí thiền môn ngài đã mở rộng tấm lòng từ bi của mình bắt gặp tên cướp nhưng ngài không hô hoán hay làm lớn để mọi người đến để đánh đập hay trù dập ngược lại ngài lại nhẹ nhàng đứng đợi hắn ở trước cổng.Hắn đến nhưng ngài không có gì tặng chỉ có chiếc áo ngoài của mình tặng cho hắn.Tên cướp bất ngờ trước hành động của vị thiền sư chỉ biết cúi đầu rồi chuồn thẳng.Sáng hôm sau chiếc áo của ngài đã được đặt được đặt ở cửa với sự gọn gàng và tử tế.Vị thiền sư mang tấm lòng độ lượng vô cùng to lớn, đã cảm hoá được tấm lòng tham lam của tên cướp.Đối với chúng sanh đang trầm luân trong biển khổ ngài muốn tặng hắn một vầng trắng xem như muốn gửi lời khuyên hắn quay đầu là bờ hãy từ bỏ lối xấu quay trở về đúng đường thiện sẽ giác ngộ được chân lí nhà Phật.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Đề 2:
Trong truyện ngắn "Tặng một vầng trăng sáng", tác giả thể hiện tình cảm trân trọng, ngưỡng mộ sâu sắc dành cho vị Thiền sư. Qua lối kể chuyện nhẹ nhàng mà thấm đẫm chất thiền, Thiền sư hiện lên là biểu tượng của lòng từ bi, trí tuệ và sự vô ngã. Tác giả không miêu tả nhân vật bằng ngôn từ khoa trương mà để hành động của ông tự lan tỏa ý nghĩa. Thiền sư không trách móc hay trừng phạt kẻ trộm, mà còn tặng áo cho hắn trong đêm lạnh. Đó là biểu hiện của lòng nhân ái bao la, tình thương dành cho cả người lầm lỡ. Khi nói "ta chỉ mong tặng cậu một vầng trăng sáng", ông không chỉ mong trao một vật chất cụ thể, mà muốn tặng cả sự giác ngộ, ánh sáng tâm linh và sự thức tỉnh lương tâm. Với cách dẫn dắt đầy tinh tế, tác giả cho thấy sự ngưỡng vọng trước tâm hồn cao cả của Thiền sư người đem ánh sáng nội tâm soi rọi vào cả những góc khuất của con người.
Đề 3:
"Tặng một vầng trăng sáng" là một truyện ngắn giàu ý nghĩa triết lí, nổi bật với những nét đặc sắc nghệ thuật đáng chú ý. Trước hết là cách kể chuyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ, kết hợp giữa hiện thực và thiền vị, khiến câu chuyện trở nên sâu lắng và giàu tính triết lí nhân sinh. Hình tượng ánh trăng được sử dụng như một biểu tượng nghệ thuật đa nghĩa vừa là ánh sáng thiên nhiên, vừa là biểu tượng của sự giác ngộ, của lòng từ bi và ánh sáng tâm linh mà Thiền sư muốn chia sẻ. Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, không đi vào miêu tả ngoại hình mà thể hiện bản chất qua hành động từ sự điềm tĩnh, vị tha cho đến lòng trắc ẩn. Tác giả còn sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu biểu cảm, đậm chất thiền, tạo nên chiều sâu tư tưởng và cảm xúc cho tác phẩm. Nhờ nghệ thuật kể chuyện tinh tế, truyện không chỉ khơi gợi sự suy ngẫm mà còn truyền đi một thông điệp đầy nhân văn về sự thức tỉnh và lòng bao dung trong cuộc sống.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin