Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án + giải thích các bước giải:
`@` Muối là hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion `H^+` của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium `(NH_{4}^+)`
`+ CTHH` chung: `M_{x}B_{y}`
Trong đó:
`* M` là kim loại hoặc nhóm `NH_{4}`
`* B` là gốc acid ( một số gốc acid hay dùng: `-Cl; -Br; -I; -NO_{3}; =SO_{4}; -HSO_{4}; =SO_{3};....`)
`* x;y` lần lượt là số nguyên tử; phân tử tham gia phản ứng của `M;B`
`VD: NaCl; CaCO_{3}; NH_{4}NO_{3};....`
`@` Acid là hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước tạo ra ion `H^+`
`+ CTHH` chung: `H_{x}A`
Trong đó:
`*, H` là nguyên tố hydrogen.
`*, A` là gốc acid.
`*, x` là số nguyên tử tham gia phản ứng của `H`
`VD: H_{2}SO_{4}; HCl; H_{2}S; HBr; H_{3}PO_{4}; HI`
`@` Base là là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước tạo ra ion `OH^-`
`+ CTHH` chung: A(OH)_{x}`
Trong đó:
`*, A` là kim loại.
`*, OH` là nhóm hydroxide.
`*, x` là số phân tử nhóm `OH` tham gia phản ứng.
VD: `Ba(OH)_{2}; NaOH; Ca(OH)_{2};....`
`@` Oxide là hợp chất hóa học gồm hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
`1,` Oxide acid là hợp chất gồm nguyên tố phi kim và oxygen.
`2,` Oxide base là hợp chất gồm nguyên tố kim loại và oxygen.
`+ CTHH` chung: `A_{a}O_{b}`
Trong đó:
`*, A` là nguyên tố phi kim hoặc kim loại.
`*, O` là nguyên tố oxygen.
`*, a;b` là số nguyên tử tham gia của `A;O`
`VD: SO_{2}; SO_{3}; FeO; Fe_{2}O_{3}; BaO; CaO;....`
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1. Oxide (Oxit)
Công thức chung: $M_xO_y$
Trong đó:
$M$ là ký hiệu hóa học của một nguyên tố (kim loại hoặc phi kim).
$O$ là ký hiệu hóa học của oxygen.
$x, y$ là các chỉ số nguyên dương, cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố.
Ví dụ:
Oxide kim loại (thường là basic oxide): $Na_2O$, $CaO$, $Fe_2O_3$.
Oxide phi kim (thường là acidic oxide): $CO_2$, $SO_2$, $P_2O_5$.
2. Acid (Axit)
Công thức chung: $H_xA$
Trong đó:
$H$ là ký hiệu hóa học của hydrogen.
$A$ là gốc acid.
$x$ là chỉ số nguyên dương, bằng hóa trị của gốc acid.
Ví dụ: $HCl$, $H_2SO_4$, $HNO_3$, $H_3PO_4$.
3. Base (Bazơ)
Công thức chung: $M(OH)_n$
Trong đó:
$M$ là ký hiệu hóa học của kim loại (hoặc nhóm ammonium $NH_4^+$).
$OH$ là nhóm hydroxide.
$n$ là chỉ số nguyên dương, bằng hóa trị của kim loại $M$ (hoặc điện tích của nhóm ammonium).
Ví dụ: $NaOH$, $Ca(OH)_2$, $Fe(OH)_3$, $Cu(OH)_2$.
4. Muối
Công thức chung: $M_x A_y$
Trong đó:
$M$ là ký hiệu hóa học của kim loại (hoặc nhóm ammonium $NH_4^+$).
$A$ là gốc acid.
$x, y$ là các chỉ số nguyên dương, được xác định theo hóa trị của $M$ và $A$ sao cho phân tử trung hòa về điện.
Muối trung hòa: Là muối mà anion gốc acid không còn hydrogen có khả năng phân ly ra ion $H^+$.
Ví dụ: $NaCl$, $K_2SO_4$, $CaCO_3$, $Cu(NO_3)_2$.
Muối acid: Là muối mà trong gốc acid vẫn còn nguyên tử hydrogen chưa được thay thế bằng kim loại.
Ví dụ: $NaHCO_3$, $KHSO_4$, $Ca(HCO_3)_2$.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin