viết bài văn kể lại một câu chuyện về một nhân vật lịch sử àm em đã đọc đã nghe
help me
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án:
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm. Một trong những nhân vật lịch sử mà em rất khâm phục là Lê Lợi – người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh vào thế kỷ XV. Em xin kể lại một câu chuyện em đã đọc về ông: "Lê Lợi và thanh gươm thần."
Chuyện kể rằng, vào thời gian đầu cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi gặp rất nhiều khó khăn. Quân Minh đông và mạnh, trong khi lực lượng của nghĩa quân còn ít ỏi, vũ khí thô sơ. Một hôm, khi đang đi dạo ven hồ, một người dân chài tên Lê Thận bắt được một thanh gươm lạ trong lưới. Không ai biết thanh gươm đó từ đâu ra, nhưng khi Lê Lợi cầm lấy, lưỡi gươm tỏa ánh sáng kỳ lạ, khắc rõ hai chữ "Thuận Thiên" – nghĩa là “theo ý trời”.
Từ ngày có thanh gươm thần, Lê Lợi như được tiếp thêm sức mạnh. Ông cùng nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, giành lại từng vùng đất từ tay giặc Minh. Cuối cùng, sau mười năm bền bỉ chiến đấu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, quân Minh buộc phải rút khỏi Đại Việt.
Sau khi lên ngôi vua, Lê Lợi đi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng (nay là Hồ Gươm – Hà Nội). Bỗng một con rùa lớn nổi lên, đòi lại thanh gươm. Vua Lê Lợi hiểu rằng, thanh gươm thần đã hoàn thành sứ mệnh giúp ông cứu nước. Ông trả lại gươm cho rùa thần, và từ đó, hồ có tên là Hồ Hoàn Kiếm – nghĩa là “hồ trả gươm”.
Câu chuyện không chỉ hấp dẫn mà còn giúp em hiểu thêm về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất và đức độ của vua Lê Lợi. Em rất tự hào vì đất nước mình có những vị anh hùng như vậy.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược, đã có rất nhiều tấm gương anh dũng hy sinh.Nguyễn Văn trỗi là một trong số những tấm gương tiêu biểu như thế. Trong đó hẳn chúng ta ai cũng xúc động khi nghe câu chuyện về sự hi sinh cao cả của anh để đổi lấy độc lập tự,do cho tổ quốc.
Nguyễn Văn trỗi sinh năm 1940,tại tỉnh Quảng Nam,trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956,Nguyễn Văn trỗi một mình và Sài Gòn sinh sống.Ở đây,anh vừa làm thuê để kiếm sống vừa học nghề điện sau đó trở thành công nhân nhà máy điện.Sau đó anh tham gia cách mạng luôn hoàn thành tốt trách nhiệm vụ được giao.Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5 năm 1964, lực lượng của ta điền phải kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara. Với tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn trỗi vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn trỗi, thành phố Hồ Chí Minh). Đó là nơi dự đoán là bộ trưởng bộ quốc phòng Mác Namara cũng phải đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua. Tuy nhiên, khi Nguyễn Văn trỗi cùng đồng đội mới đạt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ, anh bị địch bắt. Để đảm bảo an toàn hoạt động và tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn trỗi kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, tra tấn, kẻ thù đương Nguyễn Văn trỗi là xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964, Nguyễn Văn trỗi còn thể hiện ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử.Anh không chấp nhận được tội và còn khẳng định chính bọn Mỹ,ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, vợ mất chồng. Thời gian ở trong tù, đã phải chịu bao nhiêu cực hình tra tấn của địch, nhưng anh vẫn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù:
- Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả!
Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới. Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm bằng đen rồi nói:
- Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi!,
Giây phút cuối cùng, anh dõng dạc hô to:
"Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ
Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm!"
Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, chủ tịch Hồ Chí Minh viết:" vì tổ quốc, vì nhân dân,liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập ". Với những hi sinh, cống hiến cho quê hương, đất nước, năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi được nhà nước truy tặng danh hiệu anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng và huân chương nhà Nước Thành đồng hạng nhất. Năm 1995, đảng và nhà nước ta truy tặng anh danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Học tập gương chiến đấu của Nguyễn Văn Trỗi, khắp cả nước dấy lên phong trào thi đua, quyết tâm đánh giặc Mỹ cứu nước. Love love thanh niên trên mọi miền đất nước noi gương anh, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, xông pha ra mặt trận chiến đấu, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam,thống nhất tổ quốc.
Người con ưu tú của mảnh đất Quảng Nam đã đi xa cách đây nửa thế kỷ nhưng tấm gương yêu nước của anh luôn tỏa sáng để thế hệ trẻ hôm nay học tập và noi theo. Bản thân em là học sinh, Em sẽ cố gắng thi đua học tập, góp phần xây dựng đất nước để xứng đáng với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
#diemhoang3581
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin