Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn.
câu 1: tìm từ láy xuất hiện trong đoạn thơ trên, nêu tác dụng
câu 2: hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả trong bài thơ là người như thế nào?
câu 3: đối tượng trữ tình trong bài thơ là?
câu 4: nội dung chính của đoạn thơ trên?
câu 5: những địa danh nào được nhắc đến trong kí ức tuổi thơ của tác giả qua đoạn thơ trên?
câu 6: giải thích nghĩa của từ "cơ cực" trong câu thơ "tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế"
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án:
Giải thích các bước giải:Câu 1: Tìm từ láy trong đoạn thơ, nêu tác dụng
Các từ láy xuất hiện trong đoạn thơ:
lảo đảo
thập thững
Tác dụng:
Các từ láy giúp tăng tính hình ảnh và gợi cảm xúc, làm nổi bật sự chao đảo mơ màng trong điệu hát văn và sự vất vả, chậm chạp, nặng nhọc trong từng bước đi của người bà khi mưu sinh.
Qua đó, từ láy góp phần khắc họa rõ hơn không gian, nhịp sống và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Câu 2: Hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả là người như thế nào?
Người bà hiện lên là một người giàu đức hy sinh, cần cù, lam lũ và vất vả:
“Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan” → tảo tần mưu sinh.
“Bà đi gánh chè xanh Ba Trại / Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn” → bà đi xa, gánh hàng rong trong đêm lạnh, mưu sinh gian khổ.
=> Người bà là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy sinh thầm lặng và nỗi cơ cực của người phụ nữ xưa.
Câu 3: Đối tượng trữ tình trong bài thơ là ai?
Đối tượng trữ tình là người bà – người thân yêu được tác giả nhớ về trong những hồi ức tuổi thơ.
Qua đó, ta thấy được tình cảm trân trọng, yêu thương và biết ơn mà tác giả dành cho bà.
Câu 4: Nội dung chính của đoạn thơ
Đoạn thơ gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ bình dị, hồn nhiên gắn với quê hương và hình ảnh người bà tảo tần, cơ cực. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thương, xót xa và biết ơn của người cháu dành cho bà.
Câu 5: Những địa danh được nhắc đến
Các địa danh trong kí ức tuổi thơ tác giả:
Cống Na
Chợ Bình Lâm
Chùa Trần
Đền Cây Thị
Đền Sòng
Đồng Quan
Ba Trại
Quán Cháo
Đồng Giao
→ Đây là những địa danh mang đậm màu sắc quê hương, gắn với kí ức tuổi thơ và cuộc sống mưu sinh của bà.
Câu 6: Giải thích nghĩa của từ “cơ cực” trong câu: “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”
"Cơ cực" là từ Hán Việt, mang nghĩa: cùng cực của sự khổ, cực khổ, khốn khó.
Trong câu thơ, “cơ cực” thể hiện sự gian khổ, vất vả, thiếu thốn mà người bà phải trải qua trong cuộc sống, trái ngược với sự vô tư, hồn nhiên của đứa cháu khi còn nhỏ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Đáp án `+` Giải thích các bước giải:
Câu `1` :
Từ láy :
`->` Lảo đảo
Tác dụng :
`-` Tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển cho bài thơ `->` Cuốn hút người đọc
`-` Hình ảnh cô đồng được hiện lên rõ nét hơn, đang trong trạng thái ngây ngất, say sưa trong điệu hát `->` Gợi tình cảm trân quý của tác giả đối với cô đồng (người làm đồng)
Câu `2` :
Hình ảnh người bà qua kí ức của tác giả trong bài thơ :
`->` Bà là một người yêu thương, quan tâm đến con cháu, nhân hậu.
"Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
Bà mò cua xúc tép ở đồng
Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại"
`->` Bà còn hiện lên với vẻ đẹp giản dị của một người bà đáng quý : Đảm đang, tần tảo hi sinh cho con cháu.
Câu `3` :
Đối tượng trữ tình trong bài thơ là :
`->` Người bà - người gắn bó với tuổi thơ tác giả, để lại những kí ức sâu sắc và tình cảm thiêng liêng.
Câu `4` :
Nôi dung chính của đoạn thơ trên
`@` Đoạn thơ là những dòng hồi tưởng với những cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của tác giả về quá khứ - một tuổi thơ gắn với người bà thân thương và những kỷ niệm quê hương đáng nhớ. Qua đó, thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng và biết ơn của tác giả dành cho người bà tảo tần, hy sinh cả đời vì con cháu.
Câu `5` :
Những địa danh được nhắc đến trong kí ức tuổi thơ của tác giả qua đoạn thơ trên :
`-` Cống Na
`-` Chợ Bình Lâm
`-` Chùa Trần
`-` Đền Cây Thị
`-` Đền Sòng
`-` Đồng Quan
`-` Ba Trại
`-` Quán Cháo
`-` Đồng Giao
`=>` Làm rõ không gian sống trong tuổi thơ của tác giả.
Câu `6` :
`@` Từ đồng nghĩa với "cơ cực" : Vất vả, khổ cực, lam lũ
`=>` "Cơ cực" trong câu thơ trên tức là chỉ người bà có hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, phải chịu nhiều vất vả để lo cho con cháu, lo cho gia đình, thế nhưng bà vẫn luôn âm thầm trải qua mà không than trách.
$#huyennguyen$
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin