Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên . Câu văn sau thuộc kiểu câu gì?
"Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng."
Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất.
Câu 3: Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm.
Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh hai hạt mầm?
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu `1` :
`@` Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là
`->` Tự sự.
`@` Câu văn trên thuộc kiểu câu điều kiện
`-` Có hai mệnh đề
`->` Mệnh để đưa ra điều kiện : "Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra"
`->` Mệnh đề xảy ra : "đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng"
Câu `2` :
Trong câu nói của hạt mầm thứ nhất "Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên... Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá"
`->` Biện pháp tu từ điệp ngữ : Lặp lại cụm từ "Tôi muốn" bốn lần.
`@` Phân tích tác dụng :
`-` Nhấn mạnh những mong muốn trong cuộc sống của hạt mầm trong câu chuyện
`->` Đặc điểm tính cách của nhân vật hạt mầm được nổi bật hơn.
`-` Giúp cho văn bản thêm sinh động, gần gũi, có nhịp điệu.
`->` Văn bản thú vị hơn `->` Cuốn hút người đọc
`-` Tăng giá trị nghệ thuật, gợi cảm xúc cho văn bản.
`->` Thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả
Câu `3` :
Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm :
`-` Hạt mần thứ nhất có lí tưởng sống cao đẹp, lối sống tích cực.
`->` Lựa chọn cuộc sống đầy ước mơ, khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp.
`-` Hạt mần thứ hai chưa có lí tưởng sống, có lối sống tiêu cực, suy nghĩ một cách bi quan.
`->` Chọn cách sống đầy an toàn, thụ động, không dám dấn thân vào thử thách để có một cuộc sống tốt hơn.
Câu `4` :
Theo em, qua hình ảnh hai hạt mầm, tác giả muốn gửi gắm tới mọi người thông điệp ý nghĩa về lí tưởng sống cao đẹp trong mỗi con người. Giống như nhà văn Andersen đã từng nói "Chỉ sống thôi là chưa đủ, sống phải có ánh sáng, có tự do, có hương hoa ngào ngạt". Trong cuộc sống, chỉ khi ta dám mơ ước, dám khát khao, dám thực hiện những ước mơ để rồi hướng đến những giá trị cao đẹp thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. Có thể trên con đường thực hiện ước mơ, ta sẽ gặp những khó khăn, thử thách bởi lẽ không điều gì là dễ dàng, hay đôi khi ta cảm thấy chùn bước, thế nhưng chính những cản trở ấy chính là bài học để ta trưởng thành hơn để rồi đạt được mong muốn của bản thân. Như hạt mầm thứ nhất trong câu chuyện trên, dẫu biết rằng phía trước còn rất nhiều khó khăn, thế nhưng vẫn luôn lạc quan hướng tới, đó là điều quan trọng và đáng quý hơn cả.
$#huyennguyen$
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Đáp e
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (kể chuyện)
-Đây là câu ghép điều kiện – kết quả, sử dụng liên từ “giả như” để nêu một giả định dẫn đến một kết quả tiêu cực.
Câu 2:
-Tác dụng của biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” trong lời nói của hạt mầm thứ nhất:
-Biện pháp điệp ngữ “tôi muốn” nhấn mạnh ước mơ, khát vọng mãnh liệt của hạt mầm thứ nhất. Nó cho thấy hạt mầm này có tinh thần tích cực, chủ động, dũng cảm đón nhận thử thách để phát triển. Đồng thời, điệp ngữ giúp tăng tính nhịp điệu và làm nổi bật hình tượng nhân vật.
Câu 3:
-Sự khác nhau về quan điểm sống của hai hạt mầm:
- Thứ nhất:Dám nghĩ, dám làm; sẵn sàng đâm chồi, bén rễ, đối mặt với khó khăn để phát triển.
-thứ hai:Lo sợ, bị động; không dám hành động vì sợ rủi ro, sợ bị tổn thương.
-Thứ nhất Đại diện cho người sống tích cực, có mục tiêu và hành động.
-Thứ hai:Đại diện cho người sống tiêu cực, ngại thay đổi, trì hoãn cơ hội.
Câu 4
-Tác giả muốn gửi gắm thông điệp: Trong cuộc sống, chỉ những ai dám vượt qua nỗi sợ, dám thử thách và hành động mới có thể phát triển và thành công. Còn những người chỉ biết chờ đợi và sợ hãi sẽ dễ bị cuộc đời bỏ lại phía sau. Hãy sống chủ động, bản lĩnh để nắm bắt cơ hội và vươn lên.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin