lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động(bịt mắt bắt dê/thi thả diều/ ô ăn quan,...)
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Tuổi thơ của mỗi người có lẽ gắn liền với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Trong số đó, Ô ăn quan không chỉ là trò chơi giải trí mà còn là một nét đẹp văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nhưng để trò chơi thực sự thú vị và công bằng, việc tuân thủ các quy tắc, luật lệ là điều không thể thiếu. Hãy cùng tìm hiểu về những quy tắc ấy để hiểu vì sao trò chơi này lại hấp dẫn đến vậy.
Ô ăn quan là trò chơi xuất hiện từ lâu đời, thường được chơi bởi trẻ em Việt Nam, đặc biệt là ở vùng quê. Không chỉ là hình thức giải trí đơn thuần, trò chơi còn rèn luyện tư duy chiến lược, sự khéo léo và tinh thần đồng đội. Đó là lý do vì sao Ô ăn quan luôn giữ được sức hút qua thời gian.
Để bắt đầu, chúng ta cần chuẩn bị một bàn chơi gồm 12 ô nhỏ và 2 ô lớn (ô quan). Người chơi cần sỏi (hoặc đá, hạt) để làm quân. Trong mỗi ô nhỏ, đặt 5 sỏi và ô quan lớn thì đặt 1 viên đá( để nổi bật hơn trước các quân). Trò chơi diễn ra giữa hai người, mỗi người lần lượt rải sỏi theo chiều kim đồng hồ. Khi rải đến hạt cuối cùng, nếu ô tiếp theo trống và đối diện ô có quân, người chơi "ăn" được sỏi trong ô đó. Cuối cùng, khi 2 ô quan đều bị trống( bị ăn hết) thì người chơi sẽ đếm số quân của mình: mỗi viên sỏi (quân) là 1 điểm, mỗi viên đá( quan) là tương ứng với 10 điểm, ai thu thập được nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Điều này đòi hỏi cả sự tập trung, tính toán và chiến thuật hợp lý.
Tuân thủ luật lệ giúp trò chơi diễn ra công bằng, tránh mâu thuẫn và mang lại niềm vui trọn vẹn. Không những vậy, việc chấp hành đúng quy tắc còn tạo sự tôn trọng lẫn nhau giữa người chơi, xây dựng thói quen kỷ luật ngay từ những điều nhỏ nhất.
Ô ăn quan không chỉ là trò chơi gợi nhớ về tuổi thơ mà còn mang trong mình giá trị văn hóa và giáo dục sâu sắc. Việc tuân theo quy tắc không chỉ là cách để tận hưởng trò chơi một cách công bằng mà còn là sự gìn giữ nét đẹp truyền thống dân gian. Hãy cùng chơi và trân trọng trò chơi này như một phần của văn hóa Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Đáp án:
I. Mở bài
-Giới thiệu chung về trò chơi dân gian – một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt.
-Dẫn dắt vào trò chơi "Bịt mắt bắt dê" – một trò chơi vui nhộn, phổ biến ở cả nông thôn và thành thị.
-Nêu mục đích bài viết: thuyết minh về quy tắc, luật lệ của trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
II. Thân bài 1. Giới thiệu sơ lược về trò chơi
-Là trò chơi tập thể, thường được chơi ngoài trời.
-Phù hợp với trẻ em, đôi khi người lớn cũng tham gia vào các dịp lễ hội.
-Mục đích: tạo tiếng cười, rèn luyện khả năng định hướng, phản xạ, sự khéo léo.
2. Chuẩn bị trước khi chơi
-Số lượng người chơi: ít nhất 3 người trở lên.
-Dụng cụ: khăn để bịt mắt.
-Không gian chơi: rộng rãi, không có vật cản nguy hiểm.
3. Luật lệ và cách chơi
-Một người được chọn làm người "bịt mắt".
-Người này sẽ được bịt kín mắt bằng khăn, không được nhìn thấy gì.
-Những người còn lại sẽ giả làm "dê", chạy quanh người bịt mắt, đôi khi phát ra âm thanh để trêu đùa.
-Người bịt mắt phải dựa vào âm thanh, cảm giác để bắt lấy "dê".
-Khi bắt được một người, nếu đoán đúng tên thì người đó sẽ làm người bịt mắt tiếp theo.
-Nếu đoán sai, trò chơi tiếp tục đến khi đoán đúng.
4. Một số quy tắc an toàn và công bằng
-Không được tháo khăn bịt mắt khi đang chơi.
-Không được xô đẩy mạnh, tránh gây tai nạn.
-Các "con dê" không được chạy quá xa hoặc trốn hẳn khỏi khu vực chơi.
-Mọi người cần giữ thái độ vui vẻ, hòa đồng, không chê bai người bị bắt.
III. Kết bài
-Khẳng định lại ý nghĩa tích cực của trò chơi "Bịt mắt bắt dê".
-Nhấn mạnh vai trò của việc giữ gìn và phát huy các trò chơi dân gian – đặc biệt là việc hiểu và tuân thủ đúng quy tắc để trò chơi luôn vui và an toàn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
2
1340
2
viết ra thành dàn ý đc k aa