NL : giải bài có thưởng (xứng đáng).
_______________________________________
Đề 2 . Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi :
Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống,...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lí, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khoẻ mạnh, thông minh? Có ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công? Có ai không thích cái đẹp? Có ai không muốn được tôn trọng?... Tuy nhiên, những khao khát chính đáng ấy không phải bao giờ cũng được thoả mãn. Thực tế, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Ốm đau, mất việc, thiếu thốn, thất bại,... là những điều từng xảy ra đối với bao người xung quanh ta. Hễ ai lâm vào cảnh ngộ như thế cũng sẽ cảm thấy khốn khổ và muốn được sẻ chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
( Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên) , Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia - phần nghị luận xã hội , NXB Giáo dục Việt Nam , Hà Nội , 2016 , tr.93)
1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên ?
2. Vấn đề gì được tập trung bàn luận trong đoạn trích ?
3. Theo tác giả , con gnuoiwf có sự tương đồng về những mặt nào ? Sự tương đồng về mặt nào mới là quan trọng ?
4. Khi nêu vấn đề : " Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi , tương đồng " , người viết dùng lí lẽ để nêu ý kiến . Ý kiến đó có sức thuyết phục không ?
5. Đọc đoạn trích , em rút ra được điểu gì giúp bản thân biết ứng xử đúng đắn trong cuộc sống ?
6. Trong câu " Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn , khát cần phải uống ,...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lí , về tinh thần" , có thể hoán đổi vị trí hai từ tương đồng và giống nhau ở câu trên được không ? Vì sao ?
7. Nếu đổi hết tất cả các câu hỏi trong đoạn thành câu khẳng định , ví dụ : " Sinh ra trên đời , không có ai không muốn khỏe mạnh , thông minh? " đổi thành " Sinh ra trên đời, ai cũng muốn khỏe mạnh , thông minh. " thì theo em , khả năng tác động đến nguoif đọc của đoạn trích có bị giảm đi không ?
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án `+` Giải thích các bước giải:
Câu `1` :
Những dấu hiệu giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên :
`-` Có câu luận điểm ở đầu đoạn :"Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng"
`-` Có triển khai lí lẽ để làm rõ luận điểm
`-` Có bằng chứng cụ thể để bài nghị luận chặt chẽ hơn : "Thực tế....quanh ta"
Câu `2` :
Vấn đề được tập trung bàn luận trong đoạn trích là sự tương đồng giữa con người với nhau trong đời sống tinh thần và nhu cầu được yêu thương, sẻ chia của mọi người
Câu `3` :
Theo tác giả, con người có sự tương đồng về những mặt :
`-` Về sinh lí ( Đói cần phải ăn, khát cần phải uống)
`-` Về tâm lí
`-` Về tinh thần
`->` Sự tương đồng về mặt tâm lí và tinh thần là quan trọng nhất, là cầu nối giữa mọi người với nhau, để mọi người quan tâm, đồng cảm, thấu hiểu nhau.
Câu `4` :
Ý kiến có sức thuyết phục vì :
`-` Bám sát vào thực tế đời sống
`-` Có xảy ra trong đời sống, gần gũi, quen thuộc với mọi người, không do tác giả bịa đặt.
`-` Lí lẽ chặt chẽ.
Câu `5` :
Qua đoạn trích, em rút ra được bài học về cách đối nhân xử thế. Trong cuộc sống, cần biết đồng cảm, sẻ chia với những người khó khăn, không nên vô cảm với mọi người và luôn biết quan tâm, đặt mình vào vị trí người khác để mọi người gắn kết với nhau hơn, từ đó xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp, một cuộc sống tràn đầy tình thương.
Câu `6` :
Không nên hoán đổi vì :
`-` "Tương đồng" mang ý nghĩa khái quát, không hoàn toàn giống nhau ( ở đây dùng cho phần sinh lí là hợp lí vì đúng với sự khái quát vấn đề)
`-` "Giống nhau" mang ý nghĩa gần gũi, đời thường, dễ hiểu hơn ( hợp lí để nói về phần tâm lí - tinh thần, cảm xúc của con người)
`->` Nếu hoán đổi câu sẽ không còn hợp lí, hay như câu ban đầu.
Câu `7` :
Theo em, khả năng tác động đến người đọc sẽ bị giảm đi vì :
`-` Một chuỗi câu khẳng định sẽ gây nhàm chán
`-` Sử dụng câu hỏi tu tù giúp kích thích người đọc suy nghĩ, người đọc thấy hứng thú hơn với văn bản, đồng thời giúp văn bản giàu cảm xúc hơn.
`-` Câu hỏi tu từ còn làm tăng sức thuyết phục cho văn bản vì người đọc sẽ có sự suy nghĩ khi đọc.
$#huyennguyen$
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.
Đoạn trích có vấn đề được nêu ra rõ ràng để bàn luận: sự tương đồng và khác biệt giữa con người với nhau.
Có lập luận, lí lẽ rõ ràng, kèm theo dẫn chứng và ví dụ cụ thể (đói cần ăn, khát cần uống, có người thất nghiệp, bệnh tật…).
Ngôn ngữ sử dụng nghiêm túc, mang tính tranh luận và thuyết phục.
→ Những yếu tố này cho thấy đoạn trích mang tính chất nghị luận.
2.
Vấn đề được bàn luận là: Sự tương đồng và khác biệt giữa con người trong cuộc sống, từ đó nhấn mạnh sự cần thiết của sự đồng cảm, chia sẻ giữa người với người.
3.
Vấn đề được bàn luận là: Sự tương đồng và khác biệt giữa con người trong cuộc sống, từ đó nhấn mạnh sự cần thiết của sự đồng cảm, chia sẻ giữa người với người.
4.
Có, vì:
Người viết nêu ra những dẫn chứng thực tế, gần gũi với đời sống.
Lí lẽ logic, rõ ràng: từ nhu cầu sinh lý đến mong muốn tinh thần, từ đó dẫn đến việc con người cần được đồng cảm, giúp đỡ.
Giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, dễ chạm đến cảm xúc người đọc.
→ Vì thế, ý kiến có sức thuyết phục cao.
5.
Em nhận ra rằng trong cuộc sống:
Ai cũng có thể gặp khó khăn, bất hạnh.
Mỗi người nên biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ người khác, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Đừng vội đánh giá ai chỉ vì khác biệt, mà hãy nhìn vào những điểm chung để kết nối và thấu hiểu.
6. 7.
mình không biết làm
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin