Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
LẠI THƯ CHO LIỄU THĂNG
Nguyễn Trãi
Thư bảo cho các vị tổng binh của Thiên triều.
(1) Ta nghe: Quân của Vương giả chỉ có dẹp yên mà không có đánh chém. Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân. Trước đây gửi thư, chính là muốn Trung Quốc mở rộng đường vỗ yên, nước nhỏ hết lòng thành kính nể. May ra cái tệ thích khoe khoang, ưa lập công của nhà Hán, nhà Đường từ đây hết đi, mà đạo của vua Thang vua Vũ dấy nước bị diệt, nối dòng đã tuyệt, lại thấy cử hành, không biết thư trước có đến các ông hay không?
(2) Nay nghe thấy đại quân thốt nhiên đến bờ cõi (tôi thật) vừa sợ vừa mừng: đây là quân cứu viện chăng, hay sẽ làm việc dấy nước đã diệt, nối dòng đã tuyệt chăng? Trước đây hơn hai mươi năm, binh đao liền liền, tai họa lắm lắm. Quân lính của Trung Quốc mười phần không còn một phần. Dân vô tội của nước nhỏ tôi gặp nhiều sự chết uổng. Cái lấy được không đủ bù cho cái mất, sự thu hoạch không bõ vào sự mất đi. Nói đến việc ấy, chắc các ông không thích nghe.
(3) Nay, nước tôi tìm được người cháu ba đời của họ Trần ở đất Lão Qua đã hợp lòng mọi người. Ngày tháng 11 năm nay, nước tôi đã sai đúc hai pho tượng người bằng vàng, sắp đủ đồ sản vật địa phương để tiến cống, sai người đến kinh tâu bày. May ra cuộc bàn của đại đình lại tuân theo điều chương của Thái tổ (hoàng đế), và sự lý trong tờ chiếu để lại cho Thái tông hoàng đế, thì đó là sự may cho nước Giao Chỉ chúng tôi, và sự may lớn cho cả thiên hạ.
(4) Các ông là tướng lão luyện của Thiên triều vâng mệnh (đem quân) ra cõi ngoài, công việc ngoài (đô) thành, mình tự chuyên là được rồi. Sao không xét rõ thời nghi, tùy tiện sắp việc, lui quân ra ngoài bờ cõi, sai một viên sứ giả mang một lá thư đến, xem hư thực, rồi sau đem công việc nên làm ở trên đây xin mệnh lệnh của tiều đình, may được chuẩn y, thì bọn các ông không phải khó nhọc lòng sức mà hưởng thành công. (Nếu) đình nghị không bằng lòng thì lúc đó tiến quân cũng chưa muộn gì. Nay, các ông không nghĩ đến việc ấy, đem quân cô độc đi sâu vào đất người cầu may nên được công việc. Tôi không cho việc làm ấy của các ông là phải. Và lại, con ong cái bọ còn có cái nọc, huống chi người trong một nước, tôi há lại không có người nào là người có mưu kế dũng lược hay sao? Các ông chớ cho nước tôi là ít người mà coi người. Đến lúc ấy thì lòng thành của nước tôi thờ nước lớn thực có phần thiếu, mà các ông hối lại sẽ không kịp nữa. Kể ra cứu đám đánh nhau, không nên đánh đập, gỡ mối rối loạn chớ nên tay không. Nay các ông quả muốn cứu đám đánh nhau chăng? Muốn gỡ mối rối loạn chăng. Xin chớ có đánh đập, chớ có tay không khiến cho người giận lại càng giận thêm mà rối loạn lại càng rối loạn thêm.
Thư này đến nơi, kính mong trả lời cho biết.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội)
------------------------------
Câu 1 (1,25 điểm): Vấn đề mà văn bản đặt ra để bàn luận là gì? Xác định câu văn nêu luận điểm, lí lẽ
và bằng chứng trong đoạn (1).
Câu 2 (1,25 điểm): Nhận xét hiệu quả của thủ pháp liệt kê trong đoạn văn (2).
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và giải thích ý nghĩa của một từ Hán Việt có trong câu văn sau: Ngày
tháng 11 năm nay, nước tôi đã sai đúc hai pho tượng người bằng vàng, sắp đủ đồ sản vật địa phương
để tiến cống, sai người đến kinh tâu bày.
Câu 4 (1,5 điểm): Phân tích nghệ thuật lập luận của Nguyễn Trãi ở đoạn văn (4) và chỉ ra vai trò của
đoạn đối với mục đích toàn văn bản.
Câu 5 (1,0 điểm): Sau khi đọc xong văn bản và bằng trải nghiệm cá nhân, anh/chị hãy rút ra một bài
học cho bản thân và lí giải vì sao (trình bày khoảng 5 – 7 dòng).
-------------------------------------------
HỨA TRẢ 5 SAO + HAY NHẤT
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án
1. Xác định thể loại của văn bản:
* Thể loại của văn bản là thư từ, cụ thể là thư ngoại giao.
2. Chỉ ra đối tượng và mục đích của bức thư:
* Đối tượng:Các vị tổng binh của Thiên triều (tức các tướng nhà Minh).
* Mục đích:
* Thông báo về tình hình đất nước và mong muốn hòa bình.
* Đề nghị nhà Minh rút quân và giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao.
* Cảnh báo về những hậu quả nếu nhà Minh tiếp tục xâm lược.
3. Tóm tắt nội dung chính của bức thư:
* Nguyễn Trãi bày tỏ sự lo lắng khi quân Minh tiến vào bờ cõi Đại Việt.
* Ông nhắc lại mong muốn hòa bình và sự thành kính của Đại Việt đối với nhà Minh.
* Ông thông báo về việc tìm được người kế vị hợp lòng dân và chuẩn bị cống nạp.
* Ông đề nghị nhà Minh rút quân và giải quyết vấn đề bằng con đường ngoại giao.
* Ông cảnh báo về những hậu quả nếu nhà Minh tiếp tục xâm lược.
4. Phân tích thái độ của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bức thư:
* Khôn khéo:Nguyễn Trãi sử dụng ngôn ngữ mềm dẻo, tôn trọng để thuyết phục đối phương.
* Kiên quyết:Ông thể hiện rõ lập trường bảo vệ chủ quyền và cảnh báo về những hậu quả nếu nhà Minh không rút quân.
* Bình tĩnh: Ông phân tích tình hình một cách tỉnh táo, không hề nao núng trước sức mạnh của quân Minh.
* Tầm nhìn xa: Ông nhìn thấy trước những khó khăn và hậu quả của chiến tranh, đồng thời đề xuất giải pháp hòa bình.
5. Chỉ ra những câu văn thể hiện rõ nhất thái độ trên:
* "Ta nghe: Quân của Vương giả chỉ có dẹp yên mà không có đánh chém. Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân." (Khôn khéo, thể hiện mong muốn hòa bình)
* "Các ông chớ cho nước tôi là ít người mà coi người. Đến lúc ấy thì lòng thành của nước tôi thờ nước lớn thực có phần thiếu, mà các ông hối lại sẽ không kịp nữa." (Kiên quyết, cảnh báo)
* "Sao không xét rõ thời nghi, tùy tiện sắp việc, lui quân ra ngoài bờ cõi, sai một viên sứ giả mang một lá thư đến, xem hư thực, rồi sau đem công việc nên làm ở trên đây xin mệnh lệnh của tiều đình..." (Bình tĩnh, đề xuất giải pháp)
* "Kể ra cứu đám đánh nhau, không nên đánh đập, gỡ mối rối loạn chớ nên tay không." (Tầm nhìn xa, đề xuất hòa bình)
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Bảng tin