Viết bài văn nghị luận xã hội trình bày ý kiến của em về bạo lực học đường
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Tuổi học trò - độ tuổi rực rỡ nhất trong cuộc đời mỗi người, đó là khi ta được vô tư nô đùa bên đám bạn, được học những điều hay lẽ phải dưới mái trường hay là cả những lần bị phạt khi bày trò nghịch ngợm, tất cả đều là những nét bút tươi sắc, tô điểm vào nhật ký thanh xuân của đời người. Thế nhưng, có những người, khi nhìn vào những năm tháng tưởng chừng như hân hoan ấy thì chỉ nhận thấy một màu đen tối u ám. Trường học giống như một cơn ác mộng, nơi họ phải sống trong sự bạo lực từ môi trường học đường, nó bào mòn, rút cạn mọi sắc màu ra khỏi cuộc sống. Đây là một tình trạng đáng bao động và luôn là một trong những chủ đề nóng được quan tâm hiện nay.
Bạo lực học đường là những hành vi ngược đãi, xâm hại gây tổn thương tới sức khỏe tinh thần và thể chất của một người trong phạm vi trường học. Sự việc này đã không còn mấy xa lạ và còn có xu hướng ngày một tăng lên. Các vụ việc bạo lực trong trường học diễn ra chủ yếu ở các học sinh cấp 2 và cấp 3, khi mà các bạn còn đang trong độ tuổi phát triển tâm sinh lý, những cảm xúc mạnh dễ bộc phát và khó kiểm soát hoàn toàn. Ngoài ra, thực trạng đáng buồn này không chỉ diễn ra ở một khu vực cố định mà có phạm vi trên cả nước, bất kể ở đâu cũng có thể có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. Những đi bắt nạt thường là những học sinh có tính cách bất hảo, là thành phần cá biệt trong lớp hoặc là cả những học sinh được coi là ưu tú, gương mẫu, nổi bật. Trong khi đó thì nạn nhân lại là những người có phần lép vế hơn về thể lực, trí lực.
Người phải hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất từ những vụ bạo lực học đường gây ra đó chính là nạn nhân của chúng. Họ sẽ phải đối mặt với những chấn thương về mặt thân thể như trầy xướng, bầm tím hay nặng hơn là gãy chân, gãy tay hoặc thậm chí nghiêm trọng nhất là chính là tử vong. Không chỉ có cơ thể bên ngoài mà tâm lý bên trong của người chịu bạo lực cũng dễ trở nên bất ổn, sinh ra chứng lo âu, trầm cảm dẫn đến những hành vi tiêu cực như tự hủy hoại hoặc sử dụng bạo lực lên người khác. Cuộc sống của họ vì thế mà bị ảnh hưởng không ít nhiều, chuyện học hành trở nên sa sút, bạn bè xa lánh, tương lai mờ mịt, khó có thể lạc quan bước tiếp khi phải chịu quá nhiều đả kích về cả thể chất lẫn tinh thần. Điều này còn khiến người của những học sinh chịu bạo lực luôn trong tình trạng lo lắng, buồn phiền; kinh tế gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít khi phải liên tục điều trị sức khỏe cho con em của mình. Về phần những kẻ bắt nạt, họ sẽ phải chịu nỗi dằn vặt, tội lỗi suốt cuộc đời, quá khứ biến thành một vết nhơ, trở thành rào cản trong cuộc sống sau này bởi lẽ chẳng ai lại muốn liên hệ gì với một người từng bắt nạt người khác. Nạn bạo lực học đường cũng làm xấu đi hình ảnh của trường học, môi trường giáo dục lành mạnh vốn có giờ đây trở nên tiêu cực, là nỗi sợ hãi luôn thường trực của nhiều học sinh.
Tình trạng bạo lực trong học đường này xuất phát phần lớn đến từ bản thân những kẻ đi bắt nạt. Nó đôi khi chỉ đến từ những sự việc rất nhỏ như việc có những hiểu lầm, mâu thuẫn trong các mqh bạn bè, tình cảm, sự cạnh tranh học tập không lành mạnh,... Ở trong giai đoạn chưa hoàn thiện về mặt tâm sinh lý, học sinh rất dễ bị các cảm xúc tiêu cực chi phối, gây ra những hành vi bạo lực thiếu kiểm soát. Nhưng cũng có trường hợp nhiều học sinh chỉ vì muốn thể hiện bản thân, chứng tỏ bản lĩnh mà không ngần ngại làm tổn thương người khác không vì bất kỳ lý do nào hết. Ngoài ra, yếu tố về mặt môi trường, gia đình và xã hội cũng có những tác động không nhỏ đến học sinh. Lớn lên trong sự bạo lực từ cha mẹ, thiếu đi tình yêu, sự quan tâm, ảnh hưởng từ những video game, trò chơi không lành mạnh dễ khiến cho con trẻ học theo những hành vi, lời nói tiêu cực, tính cách chống đối, hung hăng. Mặt khác, các phụ huynh, thầy cô và nhà trường thường không để ý, quản lý chặt chẽ học sinh, khi việc bắt nạt xảy ra cũng có thái độ ngó lơ, không giải quyết triệt để làm cho vấn nạn bạo lực ngày càng trở nên khó lường, lộng hành, các nạn nhân cũng không còn sự giúp đỡ kịp thời, cần thiết.
Để giảm thiểu bạo lực học đường, trước hết cần nâng cao nhận thức của học sinh, gia đình, nhà trường và cộng đồng về hậu quả của vấn nạn này. Các bậc phụ huynh và thầy cô cần tạo môi trường lành mạnh, tổ chức các hoạt động giáo dục giúp học sinh kiểm soát cảm xúc và giải quyết vấn đề tích cực. Khi bạo lực xảy ra, cần có thái độ can ngăn và xử lý nghiêm túc. Học sinh cũng nên xây dựng mối quan hệ tốt và mạnh dạn báo cáo các trường hợp bắt nạt. Nạn nhân cần tìm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và thầy cô để bảo vệ bản thân.
Với tính cấp thiết của vấn đề, sáng 26/12/2024, TP. Hồng Ngự (Đồng Tháp) tổ chức hội thảo về thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường, với sự tham gia của các lãnh đạo, phòng ban và đại diện các trường học nhằm nâng cao văn hóa ứng xử trong trường học.
Hãy để trường học về đúng với bản chất vốn có của nó - nơi để học tập, cùng bạn bè thầy cô viết lên những năm tháng thiếu thời thật đẹp đẽ, đừng khiến nó trở thành địa ngục, nơi mà bạo lực học đường dần bào mòn đi ước mơ, sức sống, thanh xuân của một ai. Khi tất cả mọi người cùng dang tay, đứng lên bảo vệ những nạn nhân và lên án, đẩy lùi sự bạo lực trong trường học, chúng ta mới có thể tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi tri thức được ươm mầm và yêu thương được nuôi dưỡng.
---
Chúc bạn học tốt <3
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bạo lực học đường từ lâu đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đây là hiện tượng tiêu cực khi học sinh sử dụng bạo lực thể chất, tinh thần hoặc lời nói để gây tổn thương cho bạn bè, thầy cô hoặc chính bản thân mình trong môi trường giáo dục. Với tư cách là một học sinh và một thành viên của xã hội, tôi cho rằng bạo lực học đường không chỉ là hành vi đáng lên án mà còn để lại những hậu quả nghiêm trọng, đòi hỏi sự chung tay giải quyết từ gia đình, nhà trường và cộng đồng.
bạo lực học đường là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức và thiếu hụt kỹ năng sống ở một bộ phận học sinh. Những hành vi như đánh nhau, bắt nạt, xúc phạm bạn bè không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn để lại vết thương tinh thần sâu sắc. Ví dụ, nhiều trường hợp học sinh bị bạn bè cô lập, chế giễu liên tục đã dẫn đến trầm cảm, thậm chí là tự tử. Điều này cho thấy bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
bạo lực học đường đến từ nhiều phía. Thứ nhất, môi trường gia đình đóng vai trò quan trọng. Những học sinh lớn lên trong gia đình thiếu sự quan tâm, giáo dục hoặc chứng kiến bạo lực từ cha mẹ thường có xu hướng bắt chước hành vi tiêu cực. Thứ hai, sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội cũng góp phần làm gia tăng bạo lực học đường. Nhiều học sinh bị ảnh hưởng bởi các nội dung bạo lực trên internet, từ đó áp dụng vào thực tế mà không ý thức được hậu quả. Cuối cùng, sự quản lý lỏng lẻo của nhà trường và thiếu các chương trình giáo dục kỹ năng sống cũng là một phần nguyên nhân khiến vấn đề này ngày càng trầm trọng.
ậu quả của bạo lực học đường là không thể xem nhẹ. Đối với nạn nhân, họ có thể mất đi sự tự tin, sống khép kín và xa lánh môi trường học đường. Đối với kẻ gây ra bạo lực, nếu không được uốn nắn kịp thời, họ có thể tiếp tục sa vào con đường sai trái, thậm chí phạm tội khi trưởng thành. Hơn nữa, bạo lực học đường còn làm suy giảm chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường học tập căng thẳng, thiếu an toàn, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường và niềm tin của xã hội.
để giải quyết vấn đề này, cần có sự phối hợp từ nhiều phía. Gia đình cần quan tâm, giáo dục con cái về giá trị của lòng nhân ái và sự tôn trọng lẫn nhau. Nhà trường nên tăng cường các buổi ngoại khóa, tuyên truyền về hậu quả của bạo lực, đồng thời có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc nhưng mang tính giáo dục. Xã hội cũng cần chung tay bằng cách kiểm soát chặt chẽ các nội dung bạo lực trên truyền thông và khuyến khích lối sống tích cực trong giới trẻ.
bạo lực học đường là một vấn nạn cần được nhìn nhận nghiêm túc và giải quyết triệt để. Mỗi chúng ta, từ gia đình, nhà trường đến cộng đồng, đều có trách nhiệm xây dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh. Chỉ khi đó, thế hệ trẻ mới có thể phát triển toàn diện, góp phần tạo nên một xã hội văn minh và nhân ái hơn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
596
7073
524
À xin lỗi ☆_☆
1036
560
1829
nhột, đag ns nhỏ luuphuongkk13 j đó -_-
1036
560
1829
vs bn phuongluongbao j kiaa
596
7073
524
Mong ko ph t ToT
596
7073
524
Giống như cả thế giới đang chống lại t
234
5319
180
:)?
1036
560
1829
j z mom?
234
5319
180
Giống như cả thế giới đang chống lại t → từ từ, đã ai nói gì đâu mà...