Trả lời câu hỏi trắc nghiệm đúng-sai
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Bài đó [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin] khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
(Hồ Chí Minh, “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin”, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
A. Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.
B. Việc Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước.
C. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.
D. Cụm từ “đây là còn đường giải phóng chúng ta!” trong đoạn tư liệu trên chính là con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Tôi [Hồ Chí Minh] tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui…”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí, bài đăng trên báo Cứu quốc,
số 147, ngày 21/1/1946)
A. Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của nhà lãnh đạo là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân.
B. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc.
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời báo chí về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục lịch sử cho chiến sĩ, động viên quân đội trước giờ ra trận.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin thống kê sau đây:
“…Cuốn sách không để tên tác giả và được lưu hành trong Việt kiều ở Quảng Châu…, cuốn sách tóm tắt những bài giảng của đồng chí ấy về chủ nghĩa Mác – Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Cuốn “Đường Kách mệnh” là sự tiếp theo một cách logic cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Nếu trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc thẳng thay vạch trần những tội ác của đế quốc Pháp trong những lãn thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc”.
(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chí Minh,
NXB Tiến bộ, Mát-xco-va, 1985, tr.142)
A. Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.
C. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.
D. Cuốn Đường Kách mệnh được xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc xuất bản để phục vụ cách mạng.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Câu 2:
A. Sai – Đoạn tư liệu không nói rằng chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, mà chính là sự cảm động, phấn khởi khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất" của Lê-nin đã khiến Nguyễn Ái Quốc tin theo Lê-nin và Quốc tế thứ ba.
B. Đúng – Việc Nguyễn Ái Quốc "hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba" đã mở ra cơ hội mới trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước của ông.
C. Sai – Đoạn tư liệu không nói rõ rằng Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin trước khi đọc "Sơ thảo lần thứ nhất", mà chỉ nói ông không hiểu hết từ ngữ trong bài này, nhưng sau khi đọc đi đọc lại thì hiểu được ý nghĩa.
D. Đúng – Cụm từ "đây là con đường giải phóng chúng ta" thể hiện con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản của Lê-nin.
Câu 3:
A. Đúng – Đoạn tư liệu khẳng định nguyên tắc của Hồ Chí Minh là phải trung thành tuyệt đối với nhân dân, vì chức Chủ tịch là do nhân dân ủy thác, và ông chỉ làm khi nhân dân yêu cầu.
B. Đúng – Hồ Chí Minh khẳng định ông luôn cống hiến trọn đời mình cho nhân dân và Tổ quốc, vì vậy ông nhận chức Chủ tịch chỉ khi dân giao phó.
C. Sai – Hồ Chí Minh không nói về quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, mà nói về trách nhiệm khi giữ chức Chủ tịch.
D. Sai – Đoạn tư liệu không liên quan đến việc giáo dục lịch sử hay động viên quân đội.
Câu 4:
A. Đúng – Cuốn "Đường Kách mệnh", cùng với báo Thanh niên, đã trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đúng – Cả hai cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp" và "Đường Kách mệnh" đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nhằm phục vụ hoạt động cách mạng.
C. Đúng – Trong cuốn "Đường Kách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.
D. Đúng – Cuốn "Đường Kách mệnh" được xuất bản ở Quảng Châu (Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc xuất bản để phục vụ cách mạng.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Theo mình
Câu 2:
a,S do Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin chủ yếu là sự ảnh hưởng sâu sắc bởi các luận cương của Lê-nin
b,Đ do đây là sự nhận thức và niềm tin của Nguyễn Ái Quốc vào con đường cách mạng mà Lê-nin đã đề ra-con đường giải phóng dân tộc khỏi áp bức,bóc lột
c,S do chỉ sau khi Nguyễn Ái Quốc đọc 'sơ thảo lần thứ nhất',ông mới hoàn toàn tin theo Lê-nin
d,Đ do đây là sự nhấn mạnh vào con đường cách mạng vô sản mà Lê-nin và Quốc tế thứ ba đã đề xuất
Câu 3:
a,Đ do HCM khẳng định ông làm việc vì lợi ích của nhân dân,đồng thời sẵn sàng rút lui khi nhân dân không còn tín nhiệm
b,S do mặc dù đoạn tư liệu trên đã thể hiện lòng tận tuỵ của HCM nhưng lại không hoàn toàn khẳng định ông cống hiến trọn đời mình mà chỉ nói về trách nghiệm khi được nhân dân giao phó
c,S do đoạn tư liệu không liên quan đến quá trình lãnh đạo mà là quan điểm cá nhân của HCM về việc giữ chức Chủ tịch
d,S do HCM không nói về việc giáo dục lịch sử hay động viên quân đội mà chỉ khẳng định quan điểm về chức trách lãnh đạo(ở trong tư liệu trên ấy)
Câu 4:
a,Đ do cuốn sách 'Đường Kách mệnh' đã có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành tư tưởng và chiến lược cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
b,Đ do cả hai tác phẩm đều được HCM viết nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
c,Đ do cuốn sách này chính là vạch ra con đường cách mạng cụ thể ,phân tích lý luận Cách Mạng và phương hướng hoạt động cho Cách Mạng Việt Nam
d,Đ do nó được xuất bản tại Quảng Châu-Trung Quốc và đóng vai trò quan trong trong việc hướng dẫn Cách Mạng Việt Nam
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin