Đọc văn bản sau:
Bà mở rương (1) lấy một chiếc áo thật lạ: áo dài nhung đỏ thắm có kim tuyến long lanh như những hạt sương buổi sớm. Bà bảo cái áo này bà may từ khi bé còn ở trong bụng mẹ.
Bé ngồi chăm chú nhìn bà. Bà mỉm cười rồi cầm một vật lạ ơi là lạ. Nó bằng cổ tay bé và được làm bằng nhung đen nhánh. Bà gỡ những sợi tóc bạc xuống rồi cuộn lên đầu. Dường như bà biết bé ngạc nhiên lắm. Bà bảo:
- Cái này gọi là cái vấn tóc.
Bà ăn trầu, gương mặt hồng lên như đánh phấn. A, trông bà đẹp quá, cứ như diễn viên trên sân khấu ấy. Bé háo hức:
- Bà ơi, bao giờ cháu có quần áo đẹp như của bà ạ?
Bà cười:
- Chỉ có các bà già mới mặc thế này thôi, khi nào cháu lớn, cháu sẽ mặc quần bò, áo phông như cô Nga ở bên hàng xóm. Hay là cháu sẽ mặc váy đầm, đi giầy cao thế này này - Ngừng một lúc bà nói tiếp - bé ngoan lấy hộ bà chuỗi hạt ở trong tủ kia nhé.
Bé lon ton chạy lại kéo cánh tủ ra và cầm chuỗi hạt cho bà. Những hạt tràng nhẵn bóng va vào nhau lách cách. Bà bảo mỗi hạt tràng ấy là một điều ước. Thế thì thích thật, bà có bao nhiêu điều ước đeo trên cổ. Mà cái chuỗi hạt này hiệu nghiệm thật, mỗi lần bà ước cái gì là đều được cái ấy. Có lần bà lim dim mắt, tay cầm tràng hạt ước: “Ước gì tôi có con búp bê đội mũ nồi lệch, chân đi giày đỏ để tặng cháu tôi”. Bà mở mắt rồi nói với bé: “Cháu tới đầu giường của bà, thế nào cũng có búp bê”. Bé chạy lại đó, quả là có con búp bê mà hôm qua đi chơi bé nhìn thấy và rất thích…
- Bà ơi, chiếc vòng này có phải là của bà tiên trong câu chuyện hôm nọ bà kể cháu nghe không?
Bà gật đầu.
Bà bế bé lên, làn vải nhung áp vào má bé mát lịm. Bé mặc váy đầm xòe trắng tinh, đôi giày cùng chiếc ví nhỏ xíu màu đỏ…
Đã bao lần bà mặc áo quần như thế đưa bé đi chùa, lễ tết. Bé cứ lũn chũn nắm bàn tay nhăn nheo của bà. Thỉnh thoảng, sợ bé mỏi chân, bà lại bế bé lên, cho đến một lần bà vừa bế bé lên, vừa nói:
- Chà, cái cún của bà dạo này nặng thế, lớn tướng rồi, chẳng mấy mà thành cô gái.
Vâng, bé lớn hơn trước rồi, cái váy đầm xòe dạo trước bé mặc giờ đã ngắn, đôi giày đỏ đã chật rồi. Nhưng lạ quá, sao mà chiếc áo nhung dài đỏ thắm của bà mỗi khi bà mặc lại cứ như dài rộng hơn ra? Bé hỏi thì bà mỉm cười:
- Là để cho cháu lớn lên đấy!
Bé đến tuổi đi học, chiếc cặp nhỏ đeo sau lưng, bộ đồng phục làm bé lớn vổng lên. Hôm đi khai giảng, bà gài lên đầu bé chiếc nơ trắng.
Ở nhà cũng như ở trường mỗi khi nhớ đến chiếc vòng nhiệm màu của bà, bé lại nghĩ xem mình có thật ngoan không. “Hôm qua bé dây mực ra bàn, người ngoan không làm bẩn bàn học. Hôm kia bé vấp ngã, lại còn khóc nhè, người ngoan đi đứng cẩn thận và không khóc nhè…”
Một buổi bé đi học về, và hơi ngỡ ngàng: “Sao nhà mình lại đông người thế nhỉ? Sao bà nằm ngủ trên giường mà lại mặc áo dài, vấn tóc?”
Mẹ ào ra ôm bé vào lòng, đôi mắt mẹ đỏ hoe. Mẹ dắt bé vào gặp bà lần cuối. Bà ngủ thật ngon, đôi mắt khép lại nhẹ nhàng như là bà vẫn đang cầm chuỗi hạt, ước một điều gì đó cho bé. Chiếc áo nhung đỏ thắm, chiếc khăn vấn đen huyền…
Bé mở tủ lấy chuỗi hạt gỗ đen bóng, bé ôm tràng hạt vào lòng, những hạt gỗ va vào nhau lách cách. “Bà ơi, cháu sẽ thật ngoan để được ước. Cháu sẽ ước bà tỉnh dậy bà nhé!”
(Trích Điều ước - Tập truyện Thiếu nhi của Nguyễn Phan Khuê- Nhà XB Hội nhà văn 1998)
Chú thích: Rương: có nghĩa là hòm
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên được viết theo ngôi kể thứ mấy?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo văn bản, nhân vật người cháu mong muốn được ước điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Câu văn: “Bé mở tủ lấy chuỗi hạt gỗ đen bóng, bé ôm tràng hạt vào lòng, những hạt gỗ va vào nhau lách cách.” thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép? Đâu là chủ ngữ, vị ngữ của các cụm chủ vị trong câu?
Câu 4 (1,0 điểm). Em hiểu gì về tâm trạng nhân vật người cháu qua những câu văn sau: Ở nhà cũng như ở trường mỗi khi nhớ đến chiếc vòng nhiệm màu của bà, bé lại nghĩ xem mình có thật ngoan không.“Hôm qua bé dây mực ra bàn, người ngoan không làm bẩn bàn học. Hôm kia bé vấp ngã, lại còn khóc nhè, người ngoan đi đứng cẩn thận và không khóc nhè…”
Câu 5 (1,0 điểm). Qua văn bản trên, những bài học cuộc sống nào về tình cảm gia đình mà tác giả gửi gắm tới bạn đọc?
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu 1 : Văn bản trên viết theo ngôi kể thứ nhất
Câu 2 : Nhân vật người cháu mong muốn được ước bà tỉnh dậy
Câu 3 : Câu văn: “Bé mở tủ lấy chuỗi hạt gỗ đen bóng, bé ôm tràng hạt vào lòng, những hạt gỗ va vào nhau lách cách.” thuộc kiểu câu ghép.
- Chủ ngữ và vị ngữ của các cụm chủ vị trong câu:
+ Bé mở tủ lấy chuỗi hạt gỗ đen bóng: Chủ ngữ là "Bé", vị ngữ là "mở tủ lấy chuỗi hạt gỗ đen bóng".
+ Bé ôm tràng hạt vào lòng: Chủ ngữ là "Bé", vị ngữ là "ôm tràng hạt vào lòng".
+ Những hạt gỗ va vào nhau lách cách: Chủ ngữ là "Những hạt gỗ", vị ngữ là "va vào nhau lách cách".
Câu 4 : Tâm trạng nhân vật người cháu qua những câu văn là sự tư vấn và suy nhĩ hành vi của mình. Người cháu đang cố gắng để trở thành một người tốt hơn, ngoan hơn và làm hài lòng bà.
Câu 5 : Qua văn bản trên, tác giả gửi gắm tới bạn đọc những bài học cuộc sống về tình cảm gia đình:
+ Tình yêu thương và sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình là rất quan trọng.
+ Sự mất mát và chia ly là một phần của cuộc sống, và chúng ta cần phải học cách chấp nhận và vượt qua.
+ Tình cảm gia đình là một nguồn cảm hứng và động lực để chúng ta trở thành những người tốt hơn.
#quangvinh30970#
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
164
2507
88
$\text{ Mong hay nhất ạaaa}
164
2507
88
Mong hay nhất ạaaa