Câu 1. Phân tích thế mạnh để phát triển du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ.Trình bày sự phát triển và phân bố ngành du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ .
Câu 2.Trình bày sự phân bố dân cư, dân tộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
Câu 4. Đặc điểm dân cư và đô thị hóa của vùng ĐNB như thế nào? Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng ra sao?
Câu 5. Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp vùng Đông Nam Bộ.
Câu 6. Dựa vào kiến thức đã học em hãy: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở vùng Đông Nam Bộ.
Câu 7. Dựa vào kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hãy phân tích đặc điểm dân cư và một số vấn đề xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ trù phú, nơi sản xuất lương thực, nuôi trồng thủy sản và trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất cả nước. Vậy, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng có những thế mạnh và hạn chế gì? Dân cư và một số vấn đề xã hội của vùng ra sao? Các ngành kinh tế nào được xác định là thế mạnh của vùng.
Câu 9. Dựa vào kiến thức đã học hãy trình bày sự phát triển và phân bố nông nghiệp, thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Nêu thế mạnh, hạn chế và vấn đề sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng là gì? Thực trạng phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng như thế nào?
Câu 11. Dựa vào kiến thúc đã học hãy nêu vai trò của sản xuất lương thực và giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.
Câu 12. Trình bày phát triển ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.
-dựa vào sách lịch sử và địa lí lớp 9 kết nối tri thức.Hãy giải các câu sau
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu 1:
+Thế mạnh du lịch Bắc Trung Bộ: Di sản văn hóa (Cố đô Huế, Phong Nha - Kẻ Bàng), bãi biển đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò), lễ hội truyền thống.
+Phát triển, phân bố: Nổi bật ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế; Huế là trung tâm du lịch văn hóa lớn.
Câu 2:
+Dân cư, dân tộc Duyên hải Nam Trung Bộ: Đông, chủ yếu người Kinh; còn có người Chăm, Hoa, Ra-glai sống xen kẽ.
Câu 3:
+Vị trí Đông Nam Bộ: Phía nam đất nước, giáp Campuchia, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
+Phạm vi: 6 tỉnh, gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
Câu 4:
+Dân cư - đô thị hóa Đông Nam Bộ: Dân đông, dân trí cao, đô thị hóa nhanh nhất nước (TP. Hồ Chí Minh là trung tâm lớn).
+Kinh tế thế mạnh: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao.
Câu 5:
+Công nghiệp Đông Nam Bộ: Phát triển mạnh nhất cả nước, tập trung ở TP. Hồ Chí Minh,Bình Dương, Đồng Nai; có nhiều khu công nghiệp, chế xuất.
Câu 6:
+Nông - lâm - thủy sản Đông Nam Bộ:
+Nông nghiệp: Trồng cao su, cà phê, cây ăn quả, rau sạch.
+Lâm nghiệp: Diện tích rừng ít, chủ yếu trồng rừng.
+Thủy sản: Nuôi trồng và khai thác ở ven biển và sông.
Câu 7:
+Vị trí Đồng bằng sông Cửu Long: Ở cực Nam, giáp Campuchia, Biển Đông, Đông Nam Bộ.
+Dân cư, xã hội: Đông dân, chủ yếu người Kinh, có Khmer, Hoa; còn nhiều khó khăn về y tế, giáo dục.
Câu 8:
−Điều kiện tự nhiên:
+Thế mạnh: Đất phù sa màu mỡ, sông ngòi dày đặc.
+Hạn chế: Ngập lụt, sạt lở bờ sông.
−Dân cư, xã hội: Đông dân nhưng đời sống chưa cao.
−Ngành kinh tế thế mạnh: Trồng lúa, nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả.
Câu 9:
+Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Lúa gạo, cây ăn quả nhiệt đới.
+Thủy sản: Nuôi cá tra, tôm nước lợ, sản lượng đứng đầu cả nước.
Câu 10:
+Thế mạnh: Đất tốt, nước ngọt dồi dào.
+Hạn chế: Lũ lụt, hạn mặn.
+Sử dụng tự nhiên: Cần bảo vệ đất, nước, ứng phó biến đổi khí hậu.
+Sản xuất lương thực, thực phẩm, du lịch: Phát triển mạnh, du lịch sinh thái sông nước đang được khai thác.
Câu 11:
+Vai trò sản xuất lương thực: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xuất khẩu.
+Giải thích: Đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, khí hậu thuận lợi.
Câu 12:
+Công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long: Đang phát triển, tập trung vào chế biến nông, thủy sản; phân bố ở Cần Thơ, Long An, Tiền Giang.
#he∞cteeok
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Câu 1:
- Thế mạnh:
+ Vị trí địa lí thuận lợi
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú: di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, vườn quốc gia, hang động, các bãi biển, các đảo,…
+ Tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng, đặc sắc với các di sản văn hóa thế giới: Thành nhà Hồ; Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Quần thể Di tích Cố đô Huế; Nhã nhạc Cung đình Huế,… và các lễ hội.
+ Sự thuận lợi của giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật,…
- Phân bố: các tỉnh thu hút nhiều khách du lịch là Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Nghệ An,… Trong tương lai, nơi đây được phát triển để trở thành khu vực trọng điểm du lịch của cả nước với các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế.
Câu 2:
- Phân bố dân cư:
+ Dân cư tập trung ở vùng đồng bằng ven biển: Phần lớn dân cư của Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển và những thành phố lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa), Tam Kỳ (Quảng Nam), Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) và Phan Thiết (Bình Thuận). Đây là các trung tâm kinh tế, du lịch và dịch vụ phát triển.
+ Thưa thớt ở khu vực đồi núi: Các vùng đồi núi phía tây, giáp Tây Nguyên, dân cư sinh sống thưa thớt do địa hình hiểm trở và điều kiện tự nhiên khó khăn.
+ Mật độ dân số không đồng đều: Mật độ dân số cao ở các đô thị, vùng ven biển nhưng thấp ở các vùng trung du và miền núi phía tây.
- Dân tộc:
+ Chủ yếu là người Kinh: Người Kinh chiếm đa số trong cơ cấu dân số và tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và ven biển.
+ Các dân tộc thiểu số: Một số dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng đồi núi phía tây của các tỉnh như:
+ Người Chăm: Sống tập trung ở tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Người Cơ Tu, Ba Na, Hrê, Ra Glai: Phân bố tại các vùng núi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Khánh Hòa.
→ Sự phân bố dân cư và dân tộc tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú với nhiều lễ hội, phong tục, tập quán và kiến trúc đặc sắc.
Câu 3:
- Diện tích là 23,6 nghìn km2 (chiếm 7,1% diện tích cả nước), bao gồm các tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tiếp giáp Cam-pu-chia, giáp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; phía đông nam có vùng biển rộng với một số đảo, quần đảo, lớn nhất là quần đảo Côn Sơn.
- Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; có TP Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Có hệ thống giao thông vận tải phát triển, đầy đủ các loại hình, giúp vùng kết nối với các vùng trong cả nước và quốc tế thuận lợi.
Câu 4:
- Đặc điểm dân cư và đô thị hóa:
+ Dân cư: quy mô dân số lớn, tăng nhanh, sức hút nhập cư, cơ cấu dân số trẻ, nhiều dân tộc, mật độ dân số cao, chủ yếu sống ở thành thị.
+ Đô thị hóa: lịch sử phát triển lâu đời, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, số lượng đô thị tăng, quy mô đô thị mở rộng, số dân và tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
- Sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế thế mạnh:
+ Công nghiệp: phát triển bậc nhất cả nước, cơ cấu ngành rất đa dạng, phát triển công nghiệp xanh,…
+ Dịch vụ: rất phát triển, hoạt động dịch vụ đa dạng, nhiều lĩnh vực.
+ Phát triển cây công nghiệp lâu năm: vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn của cả nước.
Câu 5:
- Phát triển bậc nhất cả nước, năm 2021, tổng sản phẩm ngành chiếm hơn 37% GRDP vùng.
- Cơ cấu đa dạng với những ngành có thế mạnh là khai thác dầu khí; sản xuất hóa chất; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt và sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép,… tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Xu hướng chuyển dịch, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử - viễn thông, sản xuất rô-bốt, điều khiển từ xa, sản xuất phần mềm, hóa phẩm, dược phẩm, sản xuất vật liệu mới,… Phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường.
Câu 6:
* Ngành nông nghiệp:
- Sự phát triển:
+ Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.
+ Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
+ Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
- Phân bố:
+ Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.
+ Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô,
+ Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương.
+ Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt.
* Ngành lâm nghiệp
- Sự phát triển:
+ Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).
+ Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.
- Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..
* Thuỷ sản
- Sự phát triển:
+ Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương.
Câu 7:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích hơn 40,9 nghìn km2, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: TP Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Trong đó, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, nằm ở hạ lưu sông Mê Công. Có vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo như Phú Quốc, Thổ Chu, Nam Du,…
+ Tiếp giáp Cam-pu-chia, vùng Đông Nam Bộ => thuận lợi mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại, khai thác các tiềm năng, liên kết với các vùng để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Đặc điểm dân số:
+ Năm 2021, số dân khoảng 17,4 triệu người (chiếm 17,7% dân số cả nước), mật độ dân số khá cao, khoảng 426 người/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, khoảng 0,55%.
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp, khoảng 26,4%. Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,7% dân số vùng. Có nhiều thành phần dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,…
- Xã hội:
+ ĐBSCL là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc. Sự giao thoa của các cộng đồng dân tộc tạo nên nét đặc sắc về văn hóa Nam Bộ như văn hóa sông nước, lễ hội truyền thống,...
+ Trong những năm qua, đời sống của dân cư ngày càng được nâng lên.
Câu 8:
- Thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Thế mạnh: địa hình đồng bằng thấp, bằng phẳng, đất phù sa, đất phèn, đất mặn; khí hậu cận xích đạo, phân hóa mưa - khô rõ rệt, nền nhiệt cao ổn định, lượng mưa dồi dào; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc; tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng; tài nguyên biển phong phú, ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang, nhiều đảo, quần đảo, bãi tắm đẹp, tiềm năng dầu mỏ và khí tự nhiên.
+ Hạn chế: diện tích đất nhiễm mặn, nhiễm phèn lớn; mùa khô kéo dài; tác động của biến đổi khí hậu; đất liền nghèo khoáng sản.
- Dân cư và một số vấn đề xã hội: dân số 17,4 triệu người, tỉ lệ tăng tự nhiên thấp, nhiều dân tộc cùng sinh sống, phân bố dân cư không đều, văn hóa đặc sắc, đời sống dân cư ngày càng được nâng lên.
Câu 9:
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước, nhiều sản phẩm chủ lực, đặc biệt là lúa và cây ăn quả.
• Là vùng sản xuất lúa lớn nhất, diện tích và sản lượng chiếm ½ cả nước. Năng suất lúa tăng nhanh, cao hàng đầu cả nước; nhiều giống lúa chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu. Lúa trồng nhiều ở Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng. Bình quân sản lượng lúa theo đầu người đạt 1405,1 kg/người, gấp 3 lần trung bình cả nước.
• Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại như: xoài, chôm chôm, bưởi, sầu riêng,… Năm 2021, diện tích chiếm 33,2%, sản lượng chiếm 41,5% so với cả nước. Trồng nhiều ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,… Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, có chỉ dẫn địa lí,… Là vùng trồng nhiều dừa nhất cả nước, Bến Tre là tỉnh đứng đầu.
+ Chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh, nhất là vịt, vịt được nuôi nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh. Ngoài ra nhiều nơi còn chăn nuôi lợn, bò,…
- Thủy sản:
+ Sản lượng thủy sản tăng liên tục, đạt 4,92 triệu tấn, chiếm trên 55% tổng sản lượng thủy sản cả nước (2021).
+ Sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn và tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá da trơn, tôm. Việc khai thác và nuôi trồng được đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu thị trường.
+ Những địa phương có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước: Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre,…
Câu 10:
* Thế mạnh:
- Địa hình và đất:
+ Địa hình thấp, bằng phẳng, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
+ Có loại đất chính: Đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, các loại đất khác,...
- Khí hậu:
+ Mang tính chất cận xích đạo.
+ Nhiệt độ trung bình trên 25°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ, số giờ nắng cao; lượng mưa trung bình năm khoảng 1 500 - 2000 mm.
- Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, hệ thống sông Cửu Long với 2 nhánh lớn là sông Tiền và sông Hậu.
+ Có nhiều bãi triều rộng, diện tích mặt nước lớn trong nội địa.
- Rừng: Có ý nghĩa lớn đối với môi trường, bảo tồn nguồn gen, đồng thời là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái.
- Khoáng sản:
+ Có dầu mỏ và khí tự nhiên ở vùng thềm lục địa
+ Vật liệu xây dựng có đá vôi, đá xây dựng, sét, cao lanh,...
+ Ngoài ra, còn có than bùn ở các khu vực đầm lầy, dưới rừng ngập nước
- Biển:
+ Vùng biển rộng, nhiều đảo, có nhiều thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
+ Sinh vật vùng biển phong phú, nguồn lợi hải sản giàu có.
* Hạn chế:
- Khí hậu có một mùa khô sâu sắc.
- Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu.
- Nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Mê Công, nguồn nước sông phụ thuộc vào việc sử dụng nước của các quốc gia đầu nguồn, gây khó khăn trong quản lí, sử dụng tổng hợp nguồn nước sông.
* Thực trạng phát triển sản xuất lương thực:
- Chiếm khoảng 50% cả về diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt của cả nước (Năm 2021).
- Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1 405,1 kg, gấp hơn 2,8 lần mức bình quân của cả nước.
- Là vùng sản xuất lúa hàng hoá lớn nhất và chiếm hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
* Thực trạng phát triển sản xuất thực phẩm:
- Chăn nuôi: Phát triển theo hướng sạch, quy mô lớn, ứng dụng khoa học – công nghệ, gắn với công nghiệp chế biển và thị trường tiêu thụ.
- Thủy sản:
+ Sản lượng thuỷ sản toàn vùng lớn và ngày càng tăng, luôn chiếm trên 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước và đứng đầu về giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
+ Sản lượng thuỷ sản khai thác chiếm khoảng 30% tổng sản lượng thuỷ sản cả vùng và chiếm hơn 38% sản lượng khai thác của cả nước (Năm 2021).
- Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả tăng nhanh, đạt hơn 377 nghìn ha (Năm 2021).
* Thực trạng phát triển du lịch:
- Giai đoạn 2015 – 2019, khách du lịch và doanh thu du lịch lữ hành xu hướng tăng đều, năm 2020, 2021 giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
- Sau khi dịch được kiểm soát, lượng khách đang dần phục hồi trở lại.
Câu 11: Vai trò của sx lương thực:
- Sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh lương thực của vùng và cả nước.
- Vùng là nơi cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm xuất khẩu chủ lực cho đất nước, đặc biệt là gạo và thuỷ sản.
- Góp phần khai thác thế mạnh cả về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội của vùng.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng....
- Giúp giải quyết việc làm cho một lượng lao động đáng kể trong vùng, cải thiện đời sống của nhân dân.
Câu 12:
- Vùng có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 8,2% so với cả nước.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng với nhiều ngành thế mạnh, đang được chuyển dịch theo hướng phát triển công nghiệp xanh.
+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và đồ uống chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành, sản phẩm đa dạng, phân bố ở TP Cần Thơ, Long An,…
+ Công nghiệp khai thác dầu thô được đẩy mạnh ở ngoài khơi (mỏ Bun-ga Kê-koa), cung cấp nguyên liệu cho sản xuất khí, điện, đạm ở Cà Mau.
+ Những năm gần đây, công nghiệp năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) được phát triển ở Bạc Liêu, Trà Vinh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bảng tin