Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Nguyễn Đình Thi từng khẳng định: “Tác phẩm nghệ thuật là sự truyền cảm”. Văn chương chính là cầu nối gắn kết cảm xúc giữa người viết và người đọc, nơi mà những cảm xúc thầm kín nhất được truyền tải một cách tinh tế. Và truyện ngắn “Những dòng chữ diệu kỳ” của nhà văn Nguyễn Phan Khuê không chỉ thành công bởi nội dung mà còn ở cách nó khơi gợi cảm xúc, biến mỗi từ ngữ thành những giai điệu ngân vang của bản nhạc cuộc sống. Bằng lối viết giản dị, giàu tính nhân văn, tác giả đã khéo léo đưa người đọc về những ngày ấu thơ, về sự diệu kì của ngôn từ và trí tưởng tượng. Câu chuyện không chỉ khắc họa tình bạn hồn nhiên giữa những đứa trẻ mà còn mở ra hành trình khám phá thế giới kỳ diệu của chữ nghĩa, nơi tri thức trở thành cánh cửa mở ra những chân trời mơ ước.
“Những dòng chữ diệu kỳ” kể về cậu bé Minh- một đứa trẻ chưa biết đọc nhưng trong nhà lại có cả một thư viện nhỏ. Tuy có rất nhiều sách, nhưng cu Minh không hề hứng thú với chúng, mà chỉ mải mê với các trò chơi thả diều, phi máy bay. Khi nhìn thấy Minh xé báo để gấp máy bay, nhân vật “tôi” đã quyết tâm giúp Minh nhận ra giá trị của những cuốn sách bằng việc kể cho Minh nghe những câu chuyện hấp dẫn trong sách. Dần dần, cậu bé bắt đầu yêu thích những câu chuyện đó và khao khát được khám phá thế giới diệu kỳ ấy.
Nhan đề “Những dòng chữ diệu kỳ” mang đến một ý nghĩa sâu sắc về sức mạnh của ngôn từ và tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển của trẻ em. Những dòng chữ không chỉ đơn thuần là các ký tự được sắp xếp mà còn chứa đựng cảm xúc, tâm tư và những thông điệp sâu sắc. Chúng có khả năng chạm đến trái tim, thay đổi suy nghĩ và khơi dậy những ước mơ, hy vọng trong mỗi người. Tuy là một đề tài quen thuộc nhưng qua ngòi bút của Nguyễn Phan Khuê lại được thể hiện một cách mới mẻ, sinh động và rất gần gũi. Tác giả đã khẳng định và ca ngợi sự kì diệu của ngôn từ, giúp con người kết nối với nhau và khám phá thế giới xung quanh.
Trong câu chuyện, Minh được khắc họa là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng lại dễ bị cuốn vào những thú vui tạm thời mà lãng quên những giá trị mà sách mang lại. Tuy được sinh ra trong một gia đình trí thức, có bố là giáo viên dạy văn trên tỉnh, có cả một thư viện nhỏ trong nhà nhưng cu Minh không hề hứng thú với việc đọc. Cậu bé chỉ mải quan tâm đến những trò chơi thả diều hay gấp máy bay. Minh đã từng đổi cuốn truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” để lấy chiếc diều của thằng Hải, xé những tờ báo có giá trị để gấp máy bay. Chính vì sự ngây thơ và chưa nhận thức được giá trị của sách báo nên cậu bé đã làm ra những hành động đó. Thế nhưng, từ chỗ dửng dưng, Minh dần bị cuốn vào những câu chuyện mà nhân vật “tôi” kể, đôi mắt “sáng lên” mỗi khi nghe kể về thế giới đầy kì diệu trong sách. Khao khát học chữ để tự mình khám phá sách vở đã cho thấy Minh thực sự đã nhận ra giá trị của chữ nghĩa, minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của ngôn từ. Thông qua nhân vật Minh, tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp: tri thức không phải là thứ có thể ép buộc, mà nó cần được khơi dậy một cách tự nhiên, bằng tấm lòng đam mê chân thật.
Nhân vật “tôi” là một cậu bé ham đọc sách, yêu thích những câu chuyện cổ tích và luôn mong muốn Minh cũng cảm nhận được niềm vui khi đọc sách. Nhờ vào sự kiên nhẫn và tấm lòng chân thành, nhân vật “tôi” là cầu nối đưa Minh từ thế giới trò chơi đến thế giới tri thức, từ một đứa trẻ vô tư chỉ biết mải mê với những trò chơi trở thành một người biết trân trọng giá trị của những dòng chữ, câu chuyện thú vị trong sách báo. Không chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt câu chuyện mà nhân vật “tôi” còn là biểu tượng của sự lan tỏa tri thức, tình bạn chân thành và tấm lòng kiên nhẫn trong việc giáo dục, hướng trẻ em tới những giá trị tốt đẹp.
Cốt truyện của “Những dòng chữ diệu kỳ” đơn giản, không có nhiều kịch tính nhưng lại giàu tính nhân văn, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận và thấu hiểu. Ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn của nhân vật “tôi” mang lại sự gần gũi, đồng cảm từ người đọc, thể hiện một cách tinh tế trong quá trình thay đổi trong nhận thức của cậu bé Minh. Tình huống truyện tự nhiên, không gượng ép, đi từ việc Minh thích chơi diều, phi máy bay đến việc bị ba phạt rồi cuối cùng là sự thay đổi trong nhận thức của cậu bé, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện. Các nhân vật được khắc họa chủ yếu qua lời kể, hành động và suy nghĩ, giúp người đọc có thể hình dung và cảm nhận về phẩm chất của nhân vật cũng như giá trị của ngôn từ trong cuộc sống. Ngôn ngữ truyện đơn giản nhưng giàu hình ảnh, giọng văn nhẹ nhàng, xen lẫn chút hóm hỉnh, tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của Chinghiz Aitmatov, nhờ vào sức mạnh của chữ viết và giáo dục đã thay đổi cuộc đời cô bé mồ côi An-tư-nai, mở ra con đường tương lai tươi sáng hơn. Thầy giáo Đuy-sen với tấm lòng nhân ái đã kiên trì mở lớp học, bất chấp khó khăn để dạy dỗ, giúp đỡ trẻ em nghèo học tập. Cả hai tác phẩm đều mang lại bài học nhân văn sâu sắc, đề cao lòng nhân ái, sức mạnh diệu kỳ của ngôn từ, tri thức.
Trong tác phẩm “Đời thừa”, Nam Cao có viết: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn”. Và tác phẩm “Những dòng chữ diệu kỳ” của nhà văn Nguyễn Phan Khuê cũng vậy, thông qua sự chuyển biến tâm lý của nhân vật Minh, ông đã đề cao ý nghĩa của sức mạnh ngôn từ, trách nhiệm trong việc giáo dục trẻ em bằng việc khơi gợi lòng đam mê, khả năng tự khám phá của trẻ. Tác phẩm đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc ở tính sáng tạo ngôn ngữ phong phú và bằng những giá trị nhân văn sâu sắc mà nó truyền tải.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
“Những dòng chữ diệu kỳ” là một tác phẩm viết về một nhân vật là cậu bé học sinh nghèo ở vùng nông thôn, được tác giả kể lại qua lăng kính của những dòng chữ mà cậu đã được học. Câu chuyện đề cập đến những gian nan, thử thách trong quá trình học tập, đồng thời cũng khắc họa tình yêu và niềm say mê đối với con chữ của cậu bé.
Chủ đề chính trong văn bản là sự vươn lên trong học tập của những em học sinh nghèo khó, cũng như giá trị của tri thức và con chữ đối với mỗi con người.
"Những dòng chữ diệu kỳ" không chỉ là những ký tự vô hồn mà chúng mang lại sức mạnh to lớn. Những dòng chữ ấy chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự hiểu biết và làm chủ cuộc sống. Câu chuyện thể hiện rằng những dòng chữ này có thể thay đổi số phận của những người nghèo khổ, mang lại cho họ cơ hội tiếp cận với một thế giới mới, giàu tri thức và hy vọng.Tình yêu với những con chữ, với việc học tập được thể hiện rất rõ qua hành trình của nhân vật chính. Dù nghèo khó và khó khăn, cậu bé vẫn luôn khao khát học hỏi và coi con chữ là niềm vui, là nguồn sống.
Cậu bé trong câu chuyện này đại diện cho những đứa trẻ nông thôn, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn ước mơ và ham học hỏi. Hình ảnh cậu bé học chăm chỉ, dù cuộc sống thiếu thốn nhưng vẫn không từ bỏ ước mơ học chữ, thể hiện sự kiên trì và lòng ham học.Cũng trong câu chuyện,những người thầy, người cô luôn tận tình dạy bảo, khuyến khích và giúp đỡ cậu bé trên con đường học vấn. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành niềm tin vào tri thức.
Câu chuyện truyền tải thông điệp cho chgta về sự quý giá của tri thức. Dù trong hoàn cảnh nào, việc học luôn là con đường sáng sủa và rộng mở nhất cho tương lai. Từ đó, câu chuyện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong việc thay đổi cuộc đời mỗi người.
Tác phẩm sử dụng phương thức tự sự để kể lại hành trình của nhân vật chính, kết hợp với miêu tả để thể hiện tình cảm, cảm xúc của cậu bé khi tiếp cận với những dòng chữ đầu tiên. Các tình huống trong truyện được xây dựng đơn giản nhưng đầy cảm xúc."Những dòng chữ diệu kỳ" cũng là một hình ảnh ẩn dụ, thể hiện sức mạnh của chữ viết và tri thức. Chữ viết là công cụ để giải thoát khỏi sự tăm tối, mở ra tương lai mới.
Mỗi chúng ta cần trân trọng việc học và nhìn nhận giá trị lớn lao mà con chữ mang lại. Không chỉ là việc học để có kiến thức, mà học cũng là cách để thay đổi cuộc sống.Tác phẩm cũng nhấn mạnh rằng dù trong hoàn cảnh khó khăn, con người luôn có thể vươn lên nếu biết kiên trì và không bỏ cuộc trong hành trình học hỏi.
Giáo dục là con đường duy nhất dẫn đến thành công và hạnh phúc, và chúng ta cần đánh giá cao những cơ hội học tập mà mình có.
#diemhoang3581
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
CÂU HỎI MỚI NHẤT
50. (T12TN3a-6) Tìm
∫
(
−
5
sin
10
x
+
10
cos
10
x
+
9
)
d
x
A.
−
1
2 ...
Mình giải bài này với mình cảm ơn bạn
Câu 4 nhoaa mnguoiii