Đọc bài viết sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai cũng có một lần để sống, nhưng sống sao cho đúng, cho đẹp thì không phải là một điều dễ dàng. Thông điệp về lối sống cao đẹp ấy đã được cha ông ta gửi gắm qua câu tục ngữ: "Chết trong còn hơn sống đục". (1)
“Trong” và “đục” là hai từ trái nghĩa, chỉ trạng thái của sự vật. Nhưng khi đặt trong câu tục ngữ, lại mang ý nghĩa sâu sắc hơn. “Chết trong” là cái chết vinh quang, cao đẹp. Còn “sống đục” là sống hèn hạ, nhục nhã. Từ “còn hơn” ý muốn so sánh “chết trong” với “sống đục”. Chúng ta thà chết trong vinh quang, cao đẹp còn hơn và phải sống mãi trong nhục nhã, hổ thẹn. (2)
Câu tục ngữ là một lời nhắn gửi đầy giá trị. Cuộc sống luôn tồn tại nhiều thử thách, đặt con người vào hoàn cảnh phải lựa chọn. Để giữ mình trong sạch, tránh xa cám dỗ, chúng ta cần phải có được lòng kiên định, ý thức được giá trị của bản thân và giữ gìn được nhân cách cao đẹp. (3)
Lối sống cao đẹp, xả thân vì nghĩa, thà chết trong chứ không chịu sống đục đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đứng trước quân phương Bắc, khi chúng hỏi Trần Bình Trọng có muốn làm vua đất Bắc không, ông đã mạnh mẽ phản đối và nói: "Ta thà làm hồn ma ở nước Nam còn hơn làm vua ở nước Bắc." Thời Pháp thuộc, mặc dù quân giặc dùng đủ thủ đoạn để dụ dỗ mua chuộc nhưng những người anh hùng như Nguyễn Trung Trực, Lê Thị Riêng, Phạm Hùng,... họ không cương quyết không đánh đổi lòng tự trọng vì lợi ích cá nhân của riêng mình.
Trong thời bình, lối sống cao đẹp còn được thể hiện ở phương diện coi trọng việc giữ gìn sức khỏe tinh thần và thể chất, đảm bảo rằng họ được đối xử với tôn trọng và công bằng.
Trường hợp cụ bà Đỗ Thị Mơ ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một minh chứng rất rõ ràng. Mặc dù được xác nhận là hộ nghèo, nhưng bà đã từ chối được thoát khỏi tình trạng nghèo vì bà cảm thấy đủ khả năng tự lo cho cuộc sống của mình và muốn nhường lại lợi ích cho người nghèo hơn. Hay trường hợp một thành viên của một nhóm tình nguyện trong cộng đồng, Lê Anh Dũng, đã từ chối mọi sự giúp đỡ tài chính sau khi bị mất nghề làm vì dịch bệnh COVID-19. Dũng cho rằng, anh có khả năng tự mình vượt qua khó khăn và không muốn trở thành người người khác phải thương hại. (4)
Bên cạnh những tấm gương ngời sáng về lối sống cao đẹp, giàu lòng tự trọng thì thật đáng buồn khi trong thời đại ngày nay vẫn có những người lựa chọn lối sống hèn hạ, luồn cúi, sống một cách mờ nhạt và để bản thân mình "sống đục". Ta vẫn bắt gặp đâu đó những kẻ bất chấp đạo đức xã hội để làm những việc bán nước hại dân, những kẻ ăn gian hối lộ, rút lõi công trình, cầu cống kém gây hậu quả nghiêm trọng chỉ vì lợi ích của bản thân và gia đình. Thật đáng buồn, đáng giận và đáng lên án. (5)
Trái đất có hơn bảy tỉ người, ai cũng đều được sinh ra và lớn lên nhưng mỗi người lại có một cuộc sống khác nhau, mang trên mình một giá trị khác nhau. Thật vậy, điều khiến cho mỗi người có giá trị khác nhau đó là cách suy nghĩ và hành động của họ. Đúng đắn từ trong suy nghĩ sẽ giúp cho mỗi người giữ được nhân cách, phẩm chất cao đẹp của mình. Sống sao cho sạch, cho xứng đáng với sự kỳ vọng và tin tưởng của người khác mới gọi là sống. Và nó cũng là thông điệp được gắm gửi qua câu tục ngữ: " Chết trong còn hơn sống đục". (6)
(Sưu tầm)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Nội dung 14.5.6) – Nhóm 01
Tìm hiểu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
1. Bài viết nghị luận về vấn đề gì?
.....................................................................
2. Xác định bố cục 3 phần của bài viết (MB – TB – KB).
.....................................................................
....................................................................
3. Vấn đề nghị luận được giới thiệu như thế nào trong đoạn (1)?
.....................................................................
....................................................................
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
⋆−−−maithaonhii−−−⋆⋆−−−maithaonhii−−−⋆
TrlTrl
Câu 11:
-− Bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí: '' Chết trong còn hơn sống đục''
Câu 22:
Bố cục của bài viết là: Gồm 33 phần:
-− Phần 11 ( mở bài -− đoạn 1 ): Giới thiệu câu tục ngữ "Chết trong còn hơn sống đục" như là một thông điệp về lối sống cao đẹp mà cha ông ta muốn truyền đạt.
-− Phần 22 ( thân đoạn ):
++ Đoạn 2: Giải thích ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, phân tích sự đối lập giữa "chết trong" và "sống đục".
++ Đoạn 3: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ và nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng kiên định, ý thức về giá trị bản thân và nhân cách cao đẹp.
++ Đoạn 4: Dẫn chứng những tấm gương trong lịch sử và đời sống hiện đại, thể hiện lối sống cao đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục.
++ Đoạn 5: Nêu lên thực trạng đáng buồn về những người lựa chọn lối sống hèn hạ, luồn cúi, sống đục.
-− Phần 33 ( kết đoạn -− đoạn 6 ): Khẳng định lại giá trị của lối sống cao đẹp và nhấn mạnh rằng cách suy nghĩ, hành động đúng đắn sẽ giúp con người giữ gìn nhân cách, phẩm chất tốt đẹp.
Câu 33:
Vấn đề nghị luận trong bài được giới thiệu bằng cách:
-− Vấn đề nghị luận được giới thiệu bằng cách trích dẫn câu tục ngữ: "Chết trong còn hơn sống đục".
-− Sau đó, tác giả khẳng định đây là thông điệp về lối sống cao đẹp mà cha ông ta muốn gửi gắm.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
CÂU HỎI MỚI NHẤT