“THAM LAM” ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC CHÍNH LÀ NGUỒN GỐC
CỦA MỌI THÓI XẤU
Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.
Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.
Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.
Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.
Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.
Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát... cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn... tất cả đều phát sinh từ tham lam.
Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.
Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân” không? Vì sao
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu 9 : Qua văn bản trên em đã hiểu được thêm thế nào là Tham lam và cũng rút ra kinh nghiêm trong cuộc sống. Tham lam cũng có thể hiểu theo hai điểm khác nhau , thứ nhất Tham lam chính là sự trỗi dậy của nhiều thói hư , tật xấu của những kẻ luôn có lòng đố kỵ và ghen tức trong con người. Sự tham lam khi đã nảy sinh trong lòng thì sẽ ko kiểm soát được hành vi trước mắt nên sẽ phải gánh hậu quả về sau. Ngược lại nhiều sự Tham lam đó nhiều người muốn đc bày tỏ tấm lòng thiện nguyện đến những mục đích có ý nghĩa , sự san sẻ .
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Đáp án + giải thích
Câu 9
Qua văn bản, em rút ra bài học :
− Cần nhận thức sâu sắc về tác hại của lòng tham và tầm quan trọng của việc tu dưỡng đạo đức
− Phải nên tránh xa lòng tham, vì nó là gốc rễ của mọi thói xấu như ghen ghét, dối trá, ích kỷ
− Hãy rèn luyện lòng trung thực, vị tha, biết chia sẻ và sống vì cộng đồng thay vì chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân
− Phải tỉnh táo nhận diện ranh giới giữa tốt − xấu , như tác giả đã chỉ ra :đức tính tốt (dũng cảm, thành thật) nếu thái quá có thể biến thành thói xấu (ngạo mạn, ngoan cố)
Câu 10
− Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả
− Vì :
+ Lòng tham của những người có quyền lực (như tham nhũng, trục lợi) sẽ khiến tài nguyên quốc gia bị chia sẻ bất công, người dân phải gánh chịu nghèo khổ, dịch bệnh, ô nhiễm…
+ Ví dụ như : ở nhiều quốc gia, tham nhũng làm thất thoát ngân sách, dẫn đến trường học, bệnh viện xuống cấp; hoặc các tập đoàn khai thác tài nguyên bừa bãi vì lợi nhuận, hủy hoại môi trường sống của cộng đồng
+ Khi lòng tham trở thành hệ thống, xã hội sẽ mất niềm tin, bất ổn chính trị nảy sinh, và người dân lương thiện luôn là đối tượng chịu thiệt nhất
⇒ Do đó, kiểm soát lòng tham không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là vấn đề sống còn của cả quốc gia
Annete
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
CÂU HỎI MỚI NHẤT
Giải hộ e với mọi người ơiii
help me
vote 5⭐ và 1 cảm ơn
phân tích những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dtoc ta từ đầu tk 10 đến cuối tk 18 nguyên nhân nào đã tạo nên sức mạnh quan trọng để quân dân ta chiến thắng giặc ...
help me
vote 5⭐ và 1 cảm ơn
Ai giải giúp tôi cứu tui