Giúp em Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm " Sầu trên đỉnh Puvan " của Nguyễn Ngọc Tư bằng sơ đồ tư duy ạ
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Dùng bằng máy tính thông cảm nha
Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn muốn tái hiện lại bức tranh của nhân thế, đồng thời gửi gắm những tâm tư, tình cảm, tư tưởng náu mình thông qua hình tượng nghệ thuật. Nhà văn khơi tìm những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người, Povlenko đã từng chiêm nghiệm: “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.” Hành trình tạo dựng hình tượng nghệ thuật có thể làm hao mòn trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ. Dừng chân tại hồn văn của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy được cái đẹp của nghệ thuật gắn liền với cái đẹp của hiện thực. Những bông sầu trong tác phẩm “Sầu trên đỉnh Puvan”. Vẻ đẹp của đóa sầu ấy có đáng để đánh đổi cả cuộc đời người hay không? Cái đẹp của hoa sầu trở nên “độc nhất vô nhị” đến mức vị tu Pháp thấy “đáng đánh đổi cả cuộc đời” để chứng kiến nó dù chỉ một lần duy nhất. Bông sầu ấy đã thối thúc Vĩnh - kẻ khát khao kiếm tìm vẻ đẹp vô định dấn thân vào hành trình đi tìm đáp án cho những câu hỏi tự lòng mình. Cái đẹp trong tâm thức ấy là cái đẹp phi nhân tính, nó xuất hiện trong nỗi khổ đau, dằn vặt của con người giữa mùa nắng hạ, vẻ đẹp của lòng người vô tình, nguội lạnh trước tình yêu, sống với ký ức mờ nhạt, trống rỗng và tuyệt tình với đồng loại. Con người nếu sống với trái tim dần nguội lạnh thì cũng sẽ phải trả giá cho những sai lầm của chính mình. Vĩnh cũng vậy, cuối cùng thì “Vĩnh treo mình lơ lửng trên những cành sầu” vì nhận ra cuộc đời mình chẳng còn mục đích gì, anh không biết phải làm gì với ngày mai khi thỏa lòng mong ước. Không giống như Vĩnh, Dịu và Củi họ không cần thứ hoa sầu ấy mà họ đến vì mưu sinh, vì người thân và bông hoa sầu chẳng có ý nghĩa nào với họ, thậm chí họ căm thù thứ hoa ấy. Họ thắc mắc vì sao lại có những người đánh đổi tất cả thậm chí là mạng sống của mình chỉ để chiêm ngưỡng một vẻ đẹp phù du như thế vì bởi lẽ nghệ thuật luôn bắt rễ từ hiện thực đời sống. “Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ” gấp lại trang sách của Nguyễn Ngọc Tư càng thấm thía “máu thịt và linh hồn” của văn học, đồng thời nhà văn cũng muốn gửi gắm tư tưởng náu mình qua hình tượng bông sầu. Đừng vì nghệ thuật phù du mà quên cuộc đời bởi nghệ thuật chân chính luôn là tiếng nói khởi phát từ đời, lên tiếng vì cuộc đời và kết thúc ở cuộc đời.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Bảng tin