Con gái của người mẹ trẻ đã năm tuổi. Ngần ấy thời gian bà mẹ trẻ ngấm dần những trải nghiệm, rằng mang nặng đẻ đau không cực bằng đút cơm cho con bé, sau lại thấy cảnh lúp xúp cầm chén cơm rượt theo nhỏ con (vốn biếng ăn kinh khủng) không cực bằng dạy nó nhận thức việc tốt xấu ở đời.
Bà mẹ nghĩ thế hệ mình còn nghèo, tất bật kiếm miếng ăn nên bỏ qua việc sống bặt thiệp, lịch sự, văn minh. Thôi để con nó làm những điều ấy thay mình (điều đó làm mẹ đôi lúc buồn cười, tham vọng mình lớn vậy sao, định cải sửa cả một thế hệ à?). Buổi sáng mẹ chở con đi học, mẹ dạy, “con đừng khạc nhổ ngoài đường, làm vậy người ta cười, nói mình không lịch sự”. Tức thời có chú ăn mặc tử tế chạy xe đằng trước ngoẹo đầu phun cái vèo, may mà né được nếu không bị gió tạt nước miếng vô mặt. Mẹ thấy… bối rối, lanh trí nói, “Đó, như chú đó mọi người không ai thích hết”. Vẻ mặt nhỏ con có vẻ ngờ ngợ, có lẽ nó thấy kỳ vì nhiều người lớn không cần được yêu. Mẹ nhận thấy những bài học ngoài đường hay kèm theo… rủi ro. Mẹ nói với con rằng bỏ rác vào thùng mới ngoan, nên đứa bé khư khư cầm vỏ kẹo trong tay chờ mẹ chạy xe lòng vòng tìm cho được thùng rác. Qua mấy khúc đường đó, hai mẹ con thấy có một chị quét hắt rác từ nhà ra đường, một người thả lắt lay theo gió tấm giấy gói bánh mì, và ai đó đổ tháo ra đường một vũng… cặn heo. Mẹ thấy bất lực vì trong mắt con đầy hoài nghi. Khi rác được quăng vô thùng, con thở khì một cái, thỏ thẻ, “Mẹ thấy con giỏi không. Nhưng giỏi làm chi mắc công quá hà, mẹ”. Mẹ im lặng, thấy buồn.
Ai đâu dè dạy con khó dữ vậy. Dặn con đừng nói lời thô tục, nên lần nào vợ chồng cặp bên vách đánh nhau, mẹ phải lật đật đi mở nhạc, vặn to volume cho át đi tiếng chửi thề xoi xói. Biểu con đừng quăng vỏ chuối, hay mảnh giấy xuống sông nhưng nước sông đã ngầu, lúc nhúc rác rưởi. Khuyên con giữ lời hứa, nó day lại nói, hôm trước đi thi bé khoẻ bé ngoan cô giáo biểu hát hay cô cho kẹo, “mà con đâu có thấy”. Rồi mai rồi mốt, bà mẹ biết việc dạy con sẽ dần dần khó khăn hơn. Làm sao để thuyết phục nó rằng ăn mặc kín đáo, giản dị là đẹp trong khi các cô gái đang vòng cổ vòng tay dây nhợ lòng thòng diêm dúa, ngược lại, áo quần thì chỉ một vài mảnh vải đắp thờ ơ, hở trước hở sau, hở trên hở dưới. Làm sao để con nó tin được rằng vẻ đẹp tâm hồn mới quan trọng khi người ta treo bảng rao, cần tuyển nhân viên, ngoại hình đẹp… Nói về sự sâu sắc của tâm hồn khi người đời đang nhìn nhau, đánh giá nhau bằng quần áo, trang sức, bằng xe, bằng nhà… không biết đứa con có nghe không. Nó có tin mẹ không khi mẹ nói về sự trung thực trong khi bạn nó quay cóp luôn luôn được điểm cao, xếp hạng đầu. Câu chuyện của mẹ về lòng nhân từ sẽ chìm lỉm giữa cảnh chiếc ô tô dấn ga cán bừa lên sọt cà chua – gia tài của người nông dân lỡ đổ ra đường, vì chở nặng. Chẳng ai đỡ giúp chiếc xe, hay nhặt giúp trái cà…
Lái con tàu hoang dã thơ dại ấy về cái bến đầy hoa cỏ chẳng dễ dàng gì. Mẹ biết phải nỗ lực nhiều, nhưng chỉ tấm lòng người mẹ thôi không biết có chống chọi được với muôn mặt cuộc sống để dẫn dắt con mình vào con đường tử tế?
(Ra đường dạy con, Nguyễn Ngọc Tư, rút từ tập Sống chậm thời @, Nxb Thanh niên)
Câu 1) Nêu bố cục của văn bản.
Câu 2) Em suy nghĩ gì về cách đặt tiêu đề của tác giả?
Câu 3) Nêu chủ đề của văn bản.
Câu 4) Điều gì làm cho người mẹ nhận thấy dạy con việc nhận thức tốt xấu ở đời là rất khó khăn?
Câu 5) Nêu tâm trạng, cảm xúc bao trùm của người mẹ? Cắt nghĩa vì sao người mẹ lại có tâm trạng, cảm xúc ấy.
Câu 6. Tản văn trên được tổ chức, triển khai theo thủ pháp đối lập. Đối lập với những mong muốn, dự định, suy nghĩ của người mẹ về cách dạy con và hiện thực đời sống. Em hãy chỉ ra tác dụng của thủ pháp trên.
Câu 7) Chỉ ra các phương thức biểu đạt có trong tản văn trên.
Câu 8) Nêu thông điệp từ văn bản trên.
Câu 9) Từ nội dung của tản văn trên, viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) về chủ đề: Mẹ hãy yên lòng về con!
* Thể loại tản văn: Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình hoặc không, tự sự, nghị luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu trúc độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩa mang đậm bản sắc cá
Sẽ đánh giá 5 sao!!! Giấp=))
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu 1: Văn bản chia thành 3 phần:
_ Mở bài: Từ đầu đến "việc tốt xấu ở đời". Người mẹ nhận thức về hành trình nuôi dạy con, từ việc ăn uống đến nhận thức đúng sai.
_ Thân bài: Tiếp theo đến "cán bừa lên sọt cà chua – gia tài của người nông dân lỡ đổ ra đường". Người mẹ gặp nhiều khó khăn khi dạy con vì hiện thực xã hội trái ngược với những điều mẹ muốn con học.
_ Kết bài: Đoạn cuối. Người mẹ trăn trở về hành trình nuôi dạy con tử tế giữa muôn mặt cuộc sống đầy mâu thuẫn.
Câu 2: Tiêu đề "Ra đường dạy con" thể hiện đúng tinh thần của bài viết. Đường phố là một "lớp học" thực tế, nơi đứa trẻ quan sát và học hỏi từ hành vi của người lớn. Tuy nhiên, chính những điều tiêu cực ngoài xã hội khiến người mẹ trăn trở, lo lắng không biết mình có thể bảo vệ và dạy con nên người hay không.
Câu 3: Tác phẩm phản ánh nỗi lo lắng, day dứt của một người mẹ khi cố gắng dạy con những điều tốt đẹp trong một xã hội đầy mâu thuẫn. Đồng thời, bài viết cũng đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của người lớn trong việc xây dựng môi trường sống văn minh, chuẩn mực để thế hệ trẻ noi theo.
Câu 4: Người mẹ nhận thấy dạy con rất khó khăn vì:
_ Xã hội đầy những nghịch lý, người lớn không luôn là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.
_ Con trẻ học hỏi từ thực tế, nhưng thực tế lại chứa nhiều hành vi trái với những điều mẹ dạy.
_ Khi mẹ dạy con lịch sự, giữ vệ sinh, trung thực… thì ngoài xã hội lại có người khạc nhổ bừa bãi, xả rác, nói tục, thất hứa…
_ Đứa trẻ hoài nghi khi thấy điều mẹ dạy không giống với những gì nó quan sát được từ người lớn.
Câu 5:
_ Tâm trạng: Trăn trở, băn khoăn, lo lắng, đôi khi bất lực trước hiện thực xã hội.
_ Nguyên nhân: Vì người mẹ nhận thấy khoảng cách giữa mong muốn dạy con trở thành người tốt với thực tế xã hội quá lớn. Điều đó khiến mẹ lo sợ rằng những bài học mình dạy có thể bị vô hiệu hóa trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh.
Câu 6: Tác giả sử dụng thủ pháp đối lập giữa mong muốn của người mẹ và thực tế cuộc sống để:
_ Nhấn mạnh sự khó khăn của việc dạy con: Dù mẹ cố gắng dạy con điều tốt đẹp nhưng xã hội lại đầy rẫy những điều tiêu cực.
_ Thể hiện sự trăn trở của người mẹ: Những bài học tử tế của mẹ liên tục bị thực tế phủ nhận, khiến mẹ hoài nghi liệu mình có thể thành công trong việc nuôi dạy con hay không.
_ Thoong điệp Xã hội cần thay đổi để trẻ em có thể lớn lên trong một môi trường tốt đẹp hơn.
Câu 7:
_ Tự sự: Kể về hành trình dạy con của người mẹ.
_ Biểu cảm: Thể hiện tâm trạng lo lắng, trăn trở của mẹ.
_ Miêu tả: Khắc họa những hình ảnh đời sống như người xả rác, khạc nhổ, chửi tục…
_ Nghị luận: Đặt ra những vấn đề suy ngẫm về giáo dục và thực trạng xã hội.
Câu 8: Thông điệp từ văn bản:
_ Dạy con tử tế không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
_ Người lớn cần làm gương cho trẻ em, vì trẻ học hỏi từ chính những hành vi của người lớn.
_ Muốn xây dựng một thế hệ văn minh, cần thay đổi ý thức của cả xã hội.
Câu 9:
Mẹ ơi, con biết mẹ luôn lo lắng rằng con sẽ bị cuốn theo những điều xấu ngoài kia. Nhưng mẹ hãy yên lòng, bởi những lời mẹ dạy đã in sâu vào tâm trí con. Dù xã hội có nhiều điều sai trái, con vẫn hiểu rằng sự tử tế và lương thiện luôn là điều quan trọng nhất. Con sẽ không bỏ cuộc chỉ vì thấy ai đó gian dối mà thành công, hay vì những kẻ xấu mà đánh mất niềm tin vào điều tốt đẹp. Mẹ đã cho con một trái tim biết yêu thương, và con sẽ sống đúng với điều đó.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
CÂU HỎI MỚI NHẤT
Cho các đa thức: P(x)= 4x^3 - 7x^2 + 3x - 12
Q(x)= -4x^3 - 5x^2 - 9x + 12 và G(x)=x
a)Tính P(x) + Q(x) ?
b)Tính P(x).G(x) ?