Viết bài văn dài khoảng 4 trang phân tích bài "Ông đồ" của Vũ Đình Liên
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Phân tích bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên
- BÀI LÀM -
Trong dòng chảy vô tận của thời gian, có những giá trị đã từng một thời huy hoàng ít ai với tới nhưng rồi dần dần lại bị quên lãng giữa sự chuyển mình của dòng lịch sử. Văn hóa Nho học cũng như vậy ,cũng từng là nền tảng của xã hội phong kiến Việt Nam, nhưng khi thời thế đổi thay, nó cũng dần bị đào thải, để lại những con người từng được tôn vinh , kính trọng rơi vào cảnh cô đơn, lạc lõng. Hình tượng ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một biểu tượng đầy xót xa cho số phận những con người gắn bó với nền Nho học ấy. Bằng giọng thơ trầm lắng, hoài niệm và đầy tiếc nuối, tác giả không chỉ dựng lên bức chân dung của một lớp người đang dần lụi tàn mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự mất mát của những giá trị văn hóa truyền thống.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh ông đồ xuất hiện trong không khí Tết xưa:
"Mỗi năm hoa đào nở,
Lại thấy ông đồ già.
Bày mực tàu giấy đỏ,
Bên phố đông người qua."
Những câu thơ đầu tiên đã tái hiện được một bức tranh sinh động về ngày Tết truyền thống Việt Nam với sắc hoa đào nở rộ rực rỡ. Trong không gian ấy, ông đồ xuất hiện với hình ảnh quen thuộc: mực tàu, giấy đỏ – những vật dụng không thể thiếu của người viết thư pháp xưa. Hình ảnh này không chỉ đơn thuần mang tính miêu tả mà còn thể hiện vị trí quan trọng của ông đồ trong xã hội xưa. Ông là hiện thân của nền vă học chữ Nho , một nền học vấn từng được coi trọng và cũng là thước đo nhân cách con người thời ấy.
Không chỉ được miêu tả qua không gian và thời gian, ông đồ còn hiện lên qua sự yêu mến của mọi người:
"Bao nhiêu người thuê viết,
Tấm tắc ngợi khen tài."
Câu thơ ấy như gợi lên hình ảnh một thời vàng son và huy hoàng của ông đồ khi những con chữ ông viết ra được trân trọng, được xem là biểu tượng của sự học vấn, sự tri thức và văn hóa truyền thống.
Nếu như hai khổ thơ đầu gợi lên sự tôn vinh đối với ông đồ, thì những khổ thơ tiếp theo lại chất chứa một nỗi buồn thấm thía:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng,
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu."
Hình ảnh "giấy đỏ buồn không thắm" và "mực đọng trong nghiên sầu" không chỉ đơn thuần là những biểu tượng thị giác, mà còn mang tính nhân hóa sâu sắc, khiến cảnh vật cũng như mang tâm trạng của con người. Ông đồ từ một người được trọng vọng, tôn kính nay lại dần trở thành một nhân vật bị lãng quên giữa dòng đời đông đúc. Xã hội thay đổi, chữ Nho không còn giữ vị trí độc tôn, những giá trị cũ dần bị thay thế bởi những giá trị mới.
Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại càng trở nên rõ nét hơn qua những câu thơ:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài trời mưa bụi bay."
Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật tương phản: "ông đồ vẫn ngồi đấy" nhưng "qua đường không ai hay". Đây không chỉ là sự thay đổi về vị thế của ông đồ mà còn là sự lãng quên của xã hội đối với một lớp người từng được kính trọng. Hình ảnh "lá vàng rơi trên giấy" như một phép ẩn dụ về sự tàn phai của những giá trị truyền thống trước thời gian, còn "mưa bụi bay" như một lời than thở nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm nỗi buồn man mác.
Khổ thơ cuối cùng của bài thơ vang lên như một lời tiếc nuối:
"Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?"
Hoa đào vẫn nở, mùa xuân vẫn đến nhưng ông đồ đã không còn nữa. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" không chỉ là lời tiếc thương dành riêng cho một con người nào đó mà còn là nỗi băn khoăn về sự mai một của một lớp người, một nền văn hóa. Câu thơ cuối cùng tạo nên một khoảng lặng trong lòng người đọc, gợi lên suy tư về sự thay đổi của thời thế và những giá trị truyền thống của mảnh đất mình chữ S đang dần bị xã hội và con người quên lãng đi.
Bài thơ Ông đồ được viết theo thể thơ ngũ ngôn truyền thống, tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Ngôn ngữ tuy bình dị , thanh bạch nhưng lại giàu hình ảnh và cảm xúc. Việc dùng nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và hiện tại cũng được sử dụng một cách khéo léo, tỉ mỉ trên lời thơ giúp nhấn mạnh sự chuyển biến của xã hội. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ, câu hỏi tu từ… để khắc họa sâu sắc tâm trạng tiếc nuối và xót xa.
Ông đồ không chỉ là bài thơ để tác giả muốn bày tỏ niềm thương cảm với lớp người nho sĩ cuối thời Nho học mà còn mang tính triết lý sâu sắc về quy luật nghiệt ngã và phũ phàng của thời gian và sự cải cách của xã hội. Bài thơ không chỉ gợi nhớ cho người đọc về một tầng lớp người mà còn là lời nhắc nhở về việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước . Dù xã hội có phát triển hay biến động đến đâu thì những giá trị xưa vẫn có ý nghĩa và cần được trân trọng. Bài thơ còn là tấm gương phản chiếu hiện thực, nhắc nhở mỗi người về sự trân trọng quá khứ và về trách nhiệm bảo tồn những nét đẹp văn hóa trước dòng chảy hiện đại hóa.
Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ thấm đượm nỗi buồn hoài cổ, thể hiện sự tiếc nuối trước sự lụi tàn của một thời đại. Hình ảnh ông đồ không chỉ là biểu tượng của những nhà nho cuối cùng mà còn là biểu tượng của những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên. Bài thơ để lại trong lòng người đọc một nỗi niềm man mác, khiến ta không khỏi trăn trở về sự thay đổi của thời gian và trách nhiệm gìn giữ những giá trị quý báu của dân tộc. Trong xã hội hiện đại, bài thơ vẫn mang tính thời sự, như một lời nhắc nhở về sự gìn giữ bản sắc văn hóa giữa dòng chảy hội nhập, để những nét đẹp truyền thống không bị cuốn trôi vào lãng quên.
mình không biết có đủ 4 trang không nhưng mình đã phân tích chi tiết hết mức rồi !^^
CHÚC BẠN HỌC TỐT !
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “ông đò” là một trong những bài thơ thể hiện sự thành công đó của Vũ Đình Liên.
Nội dung của bài thơ thể hiện sự hoài cổ của tác giả Vũ Đình Liên với một truyền thống tốt đẹp mang nét văn hóa riêng của dân tộc Việt Nam nhưng bị mai một dần
Bài thơ “ông đồ” được tác giả sáng tác khi mà nền nho giáo ngày càng bị công chúng quên lãng, những tinh hoa xưa chỉ còn lại chút tro tàn. Ông đồ và chữ Nho cũng không còn tồn tài nhiều nữa. trong hai khổ thơ đầu tiên tác giả Vũ Đình Liên đã nhắc lại thời kì hoàng kim của nho giáo khi mà chữ viết của các ông đồ luôn được trân trọng:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Trong hai khổ thơ này đã nói lên thời gian và địa điểm mà ông đồ thường làm việc. đó chính là những khi năm hết tết đến vào dịp mùa xuân khi có hoa đào nở, ông đồ thường viết chữ cho những người dân hi vọng vào một năm mới ăn khang, thịnh vượng, bình an, sức khỏe.
Trong khổ thơ có hoa đào vô vùng thắm tươi, lại có màu đỏ của giấy và mực tàu làm cho mọi nét trong bức tranh tả hình ảnh ông đồ thời kì hoàng kim trở nên vô cùng tươi vui, sống động, tràn ngập sức sống. Thời gian được viết với hai từ “mỗi năm” thể hiện sự lặp đi lặp lạ như một việc vô cùng quen thuộc.
Công việc viết chữ của ông đồ thường xuyên diễn ra trong những năm mà phong trào nho giáo phát triển mạnh mẽ nhất, nên năm nào cũng có những ông đồ ngồi viết chữ, ở những nơi có đông người qua lại, nơi mà mọi người tới xin chữ một cách dễ dàng nhất.
Tác giả Vũ Đình Liên thể hiện nghệ thuật viết chữ của ông đồ như rồng bay phượng múa, một nghệ thuật so sánh độc đáo phần nào làm tôn lên thú xin chữ viết chữ, nhấn mạnh cái tài nghệ, vẻ đẹp thanh cao đáng trân trọng của một nét đẹp thời xưa. Đồng thời thể hiện sự cao quý qua những lời khen ngợi của những người qua đường. thông qua cách miêu tả cách sử dụng từ ngữ cho thấy sự tôn trọng của tác giả với những người lưu trữ truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong hai khổ thơ tiếp theo tác giả khắc họa một hình ảnh bức tranh ông đồ thời kì lạc long, khi nho giáo thất sủng, dòng đời mà chữ Nho đã trở thành một quá khứ của thời kỳ hoàng kim, chỉ còn lại tàn tích.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Câu thơ được nhắc lại thời gian và địa điểm thể hiện một mùa xuân nữa lại tới, cảnh vật hoa đào vãn tươi thắm nhưng chỉ có hình ảnh ông đồ già quen thuộc không thấy nữa. Những con người không quan tâm tới văn hóa nho giáo ngày càng nhiều. Người dân đã quên đi dần nét văn hóa quen thuộc, đáng trân trọng, những câu thơ này thể hiện cảnh tàn lụi của một nét đẹp văn hóa nho giáo, với những tờ giấy buồn đỏ thắm, mực đọng trong nghiên sầu, thể hiện sự hững hờ của người đời trong thời kì hiện đại. Nhân hóa giấy và bút cũng có cảm xúc như con người cũng thấy buồn khi mình bị bỏ rơi và quên lãng. Những câu thơ vô cùng xúc động thể hiện sự đa tài của tác giả.
Trong khổ thơ cuối tác giả đã dùng những từ ngữ rất thành kính trân trọng để bày tỏ nỗi lòng của tác giả với nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Mở đầu bài thơ tác giả Vũ Đình Liên đều viết “mỗi năm hoa đào nở” cong trong khổ thơ kết thúc câu thơ có chút thay đổi nhưng kết cấu không hề thay đổi. năm nay đào vẫn nở, một màu xuân mới lại đến nhưng hình ảnh ông đồ thì không còn. Âm điệu câu thơ và toàn bài bỗng trầm xuống. Hoa đào vẫn cứ nở đều khoe sắc thắm, sinh động mỗi độ tết đến xuân về nhưng hình ảnh ông đồ nay còn đâu? Biến mất một giá trị văn hóa của nước ta. Trong câu thơ cuối có câu hỏi tu từ “ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đây bây giờ?” thể hiện phần nào sự tiếc thương của tác giả với một nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Qua bài thơ “ông đồ” của Vũ Đình Liên đã khắc họa nhân vật ông đồ với nghệ thuật vô cùng tinh tế, giản dị nhưng thấm đẫm niềm xót xa của tác giả đối với một giá trị văn hóa của dân tộc.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin