13
21
Nhiệm vụ: Viết đoạn văn cho các đề sau (dung lượng khoảng 10-12 câu)
Đề 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Trần Quốc Minh)
Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
5
1
Đáp án:
Bên dưới
Giải thích
Đề 1:
Đoạn thơ tri ân chân thành dành cho mẹ,người đã hy sinh cả cuộc đời vì con.Hình ảnh"những ngôi sao thức ngoài kia" gợi lên vẻ đẹp và sự kiện nhẫn nhưng lại chẳng thể so sánh với những đêm mẹ âm thầm thức trắng để chăn lo cho con.Câu thơ "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời" câu thơ giản dị nhưng lại sâu sắc,câu thơ ví mẹ như ngọn gió mát luôn âm thầm che chở,bảo vệ con qua bao ngày tháng.Những điều mẹ làm,tất cả những lo toan của mẹ mà con không thể nhìn thấy hết nhưng lại là nguồn sức mạnh nuôi dưỡng con lớn lên.Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại gợi lên trong lòng đọc giả lòng biết ơn vô bơ đối với mẹ.Nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng những giây phút bên mẹ vì mẹ chính là tình yêu vô điều kiện mà cuộc đời ban tặng.
Đề 2:
Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" nói về công ơn to lớn của cha mẹ với con cái.Hình ảnh"núi thái sơn"tượung trưng cho sự vững vàng,bền bỉ,giống như tấm lưng của cha gánh vác cả gia đình.Câu thơ "nước trong nguồn" là dòng chảy dịu dàng,không ngừng nghỉ gợi nhắc tình mẹ bao la,âm thầm và luôn chảy mãi trong tim mỗi người.Hai hình ảnh ấy kết hợp tạo nên bức tranh sinh động về tình yêu thương va sự hy sinh của cha mẹ.Câu "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" như một lời nhắc nhở,dạy chúng ta phải biết hiếu thảo,yêu thương và chăm sóc cha mẹ.Bài ca dao mộc mạc nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa khiến mỗi người càng thêm trân quý tình cảm gia đình và ý thức hơn về trách nhiệm với đấng sinh thành.
Mình gửi ạ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
172
138
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Đề 1:
Đoạn thơ của Trần Quốc Minh đã khắc họa tình yêu thương và sự hy sinh cao cả của người mẹ dành cho con cái. Hình ảnh "những ngôi sao thức ngoài kia" được so sánh với sự thức khuya vì con của mẹ, nhưng ánh sao ấy cũng không thể sánh được với tình yêu và sự lo toan mà mẹ dành cho con. Hình ảnh "ngọn gió của con suốt đời" là biểu tượng cho sự hy sinh âm thầm, lặng lẽ, nhưng bền bỉ của mẹ, luôn đồng hành, chở che cho con trong suốt cuộc đời. Từng câu thơ chứa đựng tình cảm sâu sắc và chân thành, giúp ta cảm nhận rõ sự vất vả và công lao to lớn của mẹ. Qua đó, đoạn thơ không chỉ gợi nhắc mỗi người về tình mẫu tử thiêng liêng, mà còn khuyến khích chúng ta trân trọng, biết ơn và yêu thương mẹ hơn. Mẹ là người đã dành cả cuộc đời để chăm sóc và vun đắp cho chúng ta, ngay cả khi ta đang say giấc ngủ. Những lời thơ giản dị nhưng giàu cảm xúc đã để lại ấn tượng sâu đậm, làm thức tỉnh lòng hiếu thảo trong mỗi con người. Đề 2:
Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..." là một lời nhắc nhở thấm thía về tình cảm gia đình và đạo làm con. Công lao của cha được ví như "núi Thái Sơn" – to lớn, bền vững và vĩ đại, còn nghĩa tình của mẹ tựa "nước trong nguồn chảy ra" – dịu dàng, sâu lắng, nhưng trường tồn mãi mãi. Hình ảnh so sánh giàu tính biểu tượng đã thể hiện trọn vẹn sự hy sinh và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái, từ đó giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa cao quý của chữ "hiếu". Câu "Một lòng thờ mẹ kính cha" nhấn mạnh bổn phận làm con: luôn phải ghi nhớ, kính trọng và yêu thương đấng sinh thành. Qua bài ca dao, chúng ta được nhắc nhở rằng chữ "hiếu" chính là gốc rễ của đạo đức con người. Lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng chất chứa ý nghĩa sâu xa, làm lay động tâm hồn và khơi dậy lòng biết ơn trong mỗi người con đối với cha mẹ mình. Bài ca dao như một bài học quý báu, nhắn nhủ thế hệ trẻ hãy trân trọng những gì cha mẹ đã dành cho mình và sống sao cho xứng đáng với công ơn ấy.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin