1
0
lập bảng thống kê những vùng đất được khai hoang ở nghệ an dưới thời lý, trần, lê sơ
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
28
3
Nước Việt Nam ta nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Mật độ các dòng sông lớn. Các con sông mang nhiều phù sa ngày đêm bồi đắp và lấn ra biển, tạo thành nhiều vùng đất tự nhiên đầy màu mỡ. Người Việt Nam lại vốn có truyền thống cần cù lao động một nắng hai sương. Nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu và tồn tại lâu đời nhất. Vì vậy người Việt đã sớm hình thành tư tưởng quý trọng ruộng đất:
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
Những vùng đất mới mở ra từ thời trung đại đến này đã mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia dân tộc, cho xã hội và an ninh quốc phòng. Từ đó mà mỗi một triều đại đều coi trọng công tác khai khẩn hoang. Cho dù chính sách và biện pháp có khác nhau nhưng nhìn chung vai trò của công cuộc khẩn hoang là rất to lớn.
Những chính sách, biện pháp và kết quả khai hoang của
Nhà nước Lý – Trần
Thời Lý – Trần là một giai đoạn lịch sử kéo dài. Đây là cái gạch nối gắn liền thời kỳ lịch sử đầu trung đại( thế kỉ X) và thời kỳ xác lập chế độ phong kiến Việt Nam (thế kỉ XV). Nhìn chung, thời Lý – Trần là thời kỳ lịch sử không có nhiều biến động lớn nhưng lại để lại cho đời sau những thành tự hết sức to lớn về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hoá – tư tưởng… Đó là việc nhà Lý định đô ở Thăng Long, đặt nền móng cho một thời kỳ lịch sử ổn định lâu dài; đó là những chiến công vẻ vang trước những thế lực xâm lược của nhà Tống, Mông – Nguyên, Chiêm, đó là một nền văn hoá mới mang dấu ấn đậm nét của sự giao thoa tư tưởng Phật giáo – Nho giáo – Đạo giáo và tư tưởng bản địa của người Việt. Cùng với những kết quả đó là chính sách khai hoang mở rộng diện tích của nhà nước Lý – Trần.
Thời Lý – Trần đồn điền là một hình thức sở hữu ruộng đất của nhà nước với sự chỉ huy của chánh phó sứ đồn điền
Các chính sách và biện pháp khai hoang của nhà Lý.
Năm 1044 nhà Lý đem hơn 5000 tù binh bắt được ở chiến trường cho đi khai hoang ở vùng Nghệ An, Thanh Hoá. Năm 1054 Lý Thánh Tông bắt 5 vạn tù binh Chiêm Thành cho đi khai hoang. Năm 1069, Lý Thường Kiệt đánh chiêm Thành thu được 3 vùng đất Ma Linh, Địa Lý và Bồ Chính. Mấy năm sau, vua Lý đã mộ được dân ở phía bắc vào hai vùng Địa Lý và Bồ Chính để khai hoang.
Như vây, qua một số ít nguồn tư liệu lịch sử ghi chép về các chính sách khai hoang mở đất của nhà Lý, chúng ta có thể nhận thấy một số điều rằng nhà Lý sử dụng lực lượng khai hoang rất đông là các tù binh Chiêm Thành và nông dân.
Nhà nước rất coi trọng lợi ích của công cuộc khai hoang bằng việc đặt ra chức qua chánh phó sứ đồn điền. Ruộng đất khai hoang được là thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Nguồn sử liệu không cho biết vai trò của các cá nhân tham gia khai hoang nhưng có lẽ hiện tượng này không phổ biến bởi trong thời Lý, tình trạng tư hữu ruộng đất không lớn lắm.
Các chính sách và biện pháp khai hoang của nhà Trần
Trong các chính sách khai hoang của nhà Trần, nổi lên là chính sách nhà nước cho phép các vương hầu, quý tộc, công chúa đứng ra mộ dân để khai hoang.
– An sinh vương Trần Liễu khai hoang ở Bảo Lộc, Thiên Trường
– Vua Trần Thái Tông khai hoang ở vùng đền Thái Vi (xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình) (hình ảnh bài viết)
– Công chúa Trần Thị Ngọc Một khai hoang ở Ninh Bình
– Trần Nhật Duật có vùng đất nay thuộc Ý Yên, Nam Định.
– Hoàng Nối Khanh có vùng đất ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình
Các vùng đất khai hoang được trở thành những điền trang, thái ấp của vua quan, quý tộc Trần.
Hình thức khai hoang đáng chú ý thứ hai là chính sách khuyến khích các làng xã khai hoang.
Đối với nhà nước phong kiến đây là một chính sách tương đối quan trọng bởi vì nhiều lẽ:
– Một là để cho các làng xã tự khai hoang thì nhà nước không phải lo lắng về chi phí và công tác tổ chức.
– Hai là, diện tích trồng trọt của thôn xã đó tăng lên làm cho nguồn đất ban cấp được gia tăng, làm giảm mâu thuẫn không có ruộng đất gây ra các phong trào nông dân nổi dậy. Từ nguồn ruộng đất khai hoang được, nhà nước phong kiến lấy đó để ban cấp cho quý tộc, các quan khai quốc, đội ngũ quan lại, binh lính, và những người có công lao… Từ diện tích đất khai hoang đó mà nhà nước có thêm nguồn thu thuế cho ngân khố.
Nhận xét chung về chính sách và kết quả của công cuộc khai hoang thời Lý – Trần:
Lực lượng khai hoang chủ yếu là dân nghèo, binh lính và tù binh. Đây là thành phần đông đảo, có sức khoẻ và phù hợp với việc khai hoang. Trong tất cả các thời kỳ, lực lượng này luôn là lực lương khai hoang chính. Bên cạnh đó còn có một bộ phận không nhỏ những nông nô, nô tỳ đặc biệt trong thời Trần.
Quyền sở hữu khai hoang đã có sự phân hoá làm ba loại:
– Ruộng do nhà nước sở hữu là những đồn điền, nguồn thuế và hoa lợi thu hoạch được sẽ nộp vào ngân khố.
– Ruộng công làng xã là loại ruộng mà các làng xã đứng ra khai hoang theo chính sách khuyến khích của nhà nước.
– Ruộng tư hay những điền trang thái ấp là ruộng đất do các vương hầu quý tộc, công chúa đứng ra mộ dân khai hoang. Nguồn tô thu được trên đất đó là thuộc quyền của các địa chủ.
Tóm lại, công cuộc khai hoang thời Lý – Trần tuy không mạnh mẽ so với các triều đại Lê – Nguyễn sau này nhưng kết quả của chúng mang lại có nhiều ý nghĩa. Vùng đất mới khai hoang làm tăng thêm nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước, làm mở rộng thêm số ruộng đất canh tác cho nông dân, đáp ứng sự gia tăng dân số và góp phần bình ổn xã hội Đại Việt
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin