0
0
Bài 9. Fansipan là đỉnh núi cao nhất của
Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên
Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam.
Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của
bán đảo Đông Dương với độ cao khoảng
3147m so với mực nước biển. Fansipan
được mệnh danh là “Nóc nhà Đông
Dương”. Chinh phục được đỉnh
Fansipan là ước mơ của các nhà leo núi.
Bởi lẽ trèo lên được đỉnh Fansipan vô
cùng khó khăn. Do càng lên cao, không khí càng loãng nên du khách đến đây rất dễ mắc hội
chứng độ cao gây khó thở.
1) Khi leo lên đỉnh Fansipan áp suất khí quyển sẽ thay đổi như thế nào?
2) Khi leo lên núi cao các nhà leo núi sẽ phải chú ý những ảnh hưởng gì?
3) Các nhà leo núi kể lại rằng: Trên đỉnh Fansipan luộc trứng cả tiếng đồng hồ, hơi nước
bốc ra mù mịt nhưng khi bóc trứng ra vẫn ở trạng thái lòng đào. Trứng không thể chín
được. Theo em nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc như nào vào áp suất của môi trường
xung quanh?
4) Tính áp suất tại đỉnh Fansipan, cho rằng: gần đúng cứ lên cao 12 m thì áp suất khí quyển
lại giảm khoảng 1 mmHg. Biết tại mặt đất nơi có độ cao ngang với mực nước biển áp
suất khí quyển là 760 mmHg.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
32
13
Câu 1: Khi leo lên đỉnh Fansipan, áp suất khí quyển sẽ giảm dần. Điều này xảy ra vì khi lên cao, không khí càng loãng, tức là mật độ các phân tử không khí giảm. Khi áp suất khí quyển giảm, lượng oxy trong không khí cũng giảm, gây ra hiện tượng khó thở.
Câu 2: Khi leo núi cao cần chú ý:
- Thay đổi nhiệt độ: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, từ nóng ở dưới thấp đến rất lạnh trên đỉnh. Điều này đòi hỏi các nhà leo núi phải chuẩn bị trang phục phù hợp để giữ ấm và tránh bị lạnh cóng.
- Giảm khả năng hô hấp: Không khí loãng khi leo lên cao khiến cho phổi phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy cho cơ thể. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi nhanh chóng.
- Thiếu nước và dinh dưỡng: Việc di chuyển liên tục ở độ cao có thể dẫn đến mất nước và thiếu năng lượng. Các nhà leo núi cần phải chú ý đến việc cung cấp đủ nước và thực phẩm phù hợp để duy trì sức khỏe.
- Nguy cơ bị thương: Địa hình ở núi cao có thể rất hiểm trở, với đá lởm chởm, sườn dốc, gió mạnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Các nhà leo núi phải rất cẩn thận để tránh bị trượt ngã, té, hoặc chấn thương. Nên chuẩn bị các dụng cụ sơ cứu khẩn cấp để đề phòng trường hợp bất ngờ xảy ra.
Câu 3: Nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất của môi trường xung quanh. Khi áp suất giảm, như ở độ cao lớn (ví dụ trên đỉnh Fansipan), nhiệt độ sôi của nước cũng giảm theo. Điều này có nghĩa là ở độ cao, nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn so với mức 100°C ở mực nước biển.
Cụ thể, khi leo lên đỉnh Fansipan, áp suất không khí thấp hơn, nên nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C (có thể chỉ khoảng 80°C hoặc thấp hơn). Do đó, dù nước sôi và hơi nước bốc lên, nhiệt độ không đủ cao để làm chín trứng, khiến trứng vẫn giữ được trạng thái lòng đào dù đã luộc lâu.
Đây là lý do tại sao việc luộc trứng hoặc nấu các món ăn khác ở các độ cao lớn sẽ tốn nhiều thời gian hơn và có thể không đạt được kết quả như mong muốn ở mực nước biển.
Câu 4:
Dữ liệu đề cho:
- Độ cao của Fansipan: 3147 m.
- Áp suất tại mực nước biển: 760 mmHg.
- Thay đổi áp suất: Cứ lên cao 12 m thì áp suất giảm 1mmHg.
Giải:
Cứ mỗi 12m thì áp suất khí quyển sẽ giảm 1mmHg. Mà độ cao của Fancipan là 3147m.
Vậy số mmHg áp suất khí quyển giảm đi là: 3147m/12mmHg = 262,25mmHg.
Áp suất tại đỉnh Fancipan = áp suất tại mực nước biển - áp suất giảm đi.
= 760mmHg - 262,25mmHg= 497,75mmHg
Vậy áp suất tại đỉnh Fancipan là 497,75mmHg.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin