Mọi người ơi,giúp mình viết mẫu 1 bài thuyết trình để dẫn dắt vào việc giới thiệu về các bước làm bánh trưng được không ạ
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án:
Viết
Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Bánh chưng không chỉ là món ăn, mà còn mang đậm giá trị văn hóa, là biểu tượng của sự biết ơn tổ tiên và đất trời. Hình dáng vuông vắn của bánh chưng tượng trưng cho đất, một trong những yếu tố quan trọng trong quan niệm vũ trụ của người Việt, trong khi bánh dày, hình tròn, lại tượng trưng cho trời. Chính vì thế, bánh chưng không chỉ là món ăn trong dịp Tết, mà còn là biểu tượng của sự giao hòa giữa trời và đất, thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên.
Để làm ra chiếc bánh chưng thơm ngon, người làm bánh cần chuẩn bị các nguyên liệu đặc biệt. Gạo nếp cái hoa vàng, với hạt nở đều và dẻo thơm, là thành phần chính để làm vỏ bánh. Thịt lợn ba chỉ được chọn vì phần thịt và mỡ đều nhau, giúp bánh có độ béo ngậy và mềm mại. Đỗ xanh phải được đãi sạch, ngâm kỹ, rồi hấp chín và nghiền nhuyễn để làm nhân bánh. Lá dong, không thể thiếu trong quá trình làm bánh, giúp bánh có màu xanh mướt và hương vị đặc trưng. Dây lạt buộc bánh phải thật chắc chắn để giữ được hình dáng vuông vức.
Sau khi chuẩn bị đủ nguyên liệu, người làm bánh bắt đầu gói bánh. Lá dong được xếp thành hình vuông, rồi lần lượt cho một lớp gạo nếp, tiếp theo là lớp đỗ xanh, sau đó là thịt lợn, và cuối cùng lại phủ lên lớp gạo nếp. Sau khi gói xong, bánh chưng được buộc chặt bằng dây lạt để giữ hình dáng vuông vức. Bánh được luộc trong nồi nước lớn từ 10 đến 12 tiếng, trong suốt quá trình luộc, người làm bánh phải chú ý điều chỉnh lửa và thêm nước để bánh không bị cháy hay cạn nước. Việc luộc bánh là công đoạn rất quan trọng, quyết định đến sự mềm dẻo của vỏ bánh và hương vị thơm ngon của nhân bánh.
Khi bánh đã chín, người ta vớt ra và để nguội tự nhiên. Bánh chưng hoàn thành có màu xanh mướt của lá dong, lớp vỏ bánh mềm dẻo và nhân bánh đậm đà với sự hòa quyện giữa gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn. Bánh chưng không chỉ ngon mà còn mang đậm giá trị tinh thần, là món quà thể hiện lòng hiếu thảo và sự đoàn viên của gia đình trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Bánh chưng là biểu tượng của tình yêu thương gia đình, của sự đoàn kết và lòng tôn kính tổ tiên. Trong không khí ấm cúng của những ngày Tết, việc làm bánh chưng còn là cơ hội để các thành viên trong gia đình quây quần, chia sẻ niềm vui và cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!!!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Đáp án:
Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.
Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.
Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt. Tất cả những vật liệu ấy đều không thể thiếu được.
Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đã đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. Khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau mà thôi.
Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.
Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.
Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.
Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mỡ không còn ngáy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.
Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.
Chúc bạn thi tốt!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
CÂU HỎI MỚI NHẤT