0
0
Và nhất là hai cô gái con ông chủ nhà dưới. Nhất là hai nàng Kiều không kiều diễm, mà người ta cũng chẳng chịu khóa hẳn để tôi thương xót cho được vẹn toàn.
Hai cô ở trong một gian nhà có đủ sập gụ, tủ chè, câu đối, hoành phi, có đủ cả bộ bàn ghế Vân Nam chạm chim trái và nạm cẩm thạch. Nhưng tôi chỉ trông qua cũng biết không phải là giàu.
Quỳnh và Giao, hai tên ngọc đặt cho hai người hiền. Họ ngây ngây thơ thơ (chứ không được là ngây thơ), học lặng lẽ và ngơ ngác; ấy là hai hột cơm.
Mỗi lần đi ngang qua, tôi nhanh chân như lủi trốn, nhưng tôi vẫn đủ thì giờ thấy hai cô gái. Màu áo họ rất thanh đạm, vì nhạt nhẽo nên buồn buồn. Cô Quỳnh trẻ hơn, áo mới hơn cô Giao một chút – tôi quên không nói rằng tôi biết tên hai cô là nhờ bạn tôi. (…)
Tôi nghĩ đến Quỳnh, cô em hiền lành quá, với đôi mắt yên ổn và như không. Cô hơi xinh. Mặt cô tròn. Hay nhíu đôi mày cong, cô có vẻ trẻ con lắm. Cô hiền lành đến nỗi tôi thấy xót thương. Tôi không nghe cô nói một câu gì, có lẽ chỉ vì tôi không có dịp nghe cô nói. (…)
Rồi nhân đó, tôi nghĩ đến cô chị. Dường như cô có một tật nhỏ nơi chân: bước của cô cao thấp không đều. Và dường như cô mang một nỗi buồn không ngớt. Cô giống cha cô, mà cha cô thì chẳng khôi ngô chút nào. Trái lại, mắt ông tròn như hai chấm mực, miệng ông hơi quạu, đôi môi giơ tới trước như kình với ai. Ông thường ngồi chéo chân trên sập giữa nhà, và tôi hằng gặp ông đeo kính, tuy không thấy ông cầm sách. Một lần ông đã cự tôi, vì tôi gấp rút vào gác trong, không kịp xin phép ông. Và từ đó, tôi càng thương ông lắm.
Cô Giao giống con người đứng tuổi ấy, thực bất lợi cho cô. Vì cô không dữ – tôi xem qua thì biết – mà mặt cô lại mang những nét không hiền.
ấy đó, Quỳnh và Giao, hai Kiều rất dửng dưng không e lệ nép vào dưới bụi hoa nào cả, và cũng không đẹp một chút, nhưng bởi một hội ý tiêu tao, đã khiến tôi nghĩ ngay đến câu thơ phong tỏa của người xưa.
(Trích Tỏa nhị Kiều của Xuân Diệu)
(Xuân Diệu: Ngô Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 — 18 tháng 12 năm 1985), là nhà thơ, nhà báo, nhà văn viết truyện ngắn, nhà phê bình văn học và chính khách người Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX.
Tỏa nhị Kiều là truyện ngắn rút từ tập truyện ngắn và bút ký Phấn thông vàng xuất bản năm 1939 của Xuân Diệu.)
Thực hiện các yêu cầu :
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể trong văn bản
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao, khi nghĩ đến cô Quỳnh, nhân vật tôi “thấy xót thương”?
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu: “Trái lại, mắt ông tròn như hai chấm mực, miệng ông hơi quạu, đôi môi giơ tới trước như kình với ai.”
Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị thấy được thái độ gì của tác giả khi miêu tả: “Quỳnh và Giao, hai tên ngọc đặt cho hai người hiền. Họ ngây ngây thơ thơ (chứ không được là ngây thơ), học lặng lẽ và ngơ ngác; ấy là hai hột cơm.”?
Câu 6 (1,0 điểm). Theo anh/chị, tại sao nhân vật tôi “càng thương ông lắm” đối với nhân vật ông chủ nhà ?
Câu 7 (1,0 điểm). Xuân Diệu muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?
Câu 8 (0,5 điểm). Nêu cảm nhận của anh/chị về 2 nhân vật Quỳnh và Giao qua lời kể của người kể chuyện (trình bày cảm nhận bằng 5 đến 8 dòng)
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1
0
câu 3 tại sao nghĩ đến cô quỳnh nhân vật tôi thấythương xót
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin