Đọc đoạn thơ:
Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát
B. Thơ thất ngôn
C. Thơ Đường luật
D. Thơ tự do
Câu 2. Chủ thể trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?
A. Chàng trai
B. Cô gái
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là:
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Tự sự
Câu 4: Hình ảnh nào được tác giả sử dụng để liên tưởng đến tình yêu:
A. Con đò
B. Dòng sông
C. Tiếng hát
D. Ánh trăng
Câu 5. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau?
... “Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao...”
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Phép điệp
D. Chơi chữ
Câu 6. Phép lặp cấu trúc ở các câu thơ sau có tác dụng gì?
... “Em yêu anh có yêu được như sông
... Em có theo anh lên núi về đồng
... Em có cùng lũ lụt với mưa dông”
A. Nhấn mạnh sự hoài nghi trong tình yêu của sông
B. Nhấn mạnh sự thủy chung trong tình yêu của sông
C. Nhấn mạnh sự da diết, mãnh liệt trong tình yêu của anh
D. Nhấn mạnh sự tuyệt vọng, bi quan trong tình yêu của anh
Câu 7. Chủ đề nào là đúng nhất với đoạn thơ trên:
A. Ngợi ca tình yêu cách mạng
B. Ngợi ca tình yêu lứa đôi
C. Ngợi ca tình đồng chí
D. Ngợi ca tình cảm gia đình
Câu 8. Chọn đáp án không đúng: Dựa trên đoạn thơ, cho biết dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng?
A. Đều trải qua nhiều thử thách, trắc trở
B. Đều mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạt dào
C. Đều có bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn
D. Đều hướng đến sự bao dung, vị tha
Câu 9: Thông điệp tình yêu nào không được ẩn chứa trong hai câu thơ cuối: “Anh yêu sông, yêu từ
nguồn đến bể / Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên”?
A. Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan.
B. Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy.
C. Trong tình yêu, cần yêu từ những điều nhỏ nhất.
D. Tình yêu cần có sự cam chịu, chấp nhận.