145
138
em hiểu gì về đoạn thơ sau
mọc giữa dòng sông xanh
một bông hoa tím biếc
ôi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trời
( mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
pllll
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
58
7
Đáp án:
Đoạn thơ là cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời
Chỉ qua sáu câu thơ đầu của bài thơ, tác giả Thanh Hải vẽ nên một bức tranh xuân xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
- Màu sắc, đường nét trong tranh tươi tắn, hài hòa: “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”
+ Màu tím biếc nổi bật trên sắc xanh hiền hòa trải dài đến vô tận của dòng sông tạo nên một bức tranh hài hòa, đậm đà chất Huế.
+ Động từ “mọc” diễn tả sự vận động, sinh sôi được đảo lên đầu dòng thơ, khổ thơ và cả bài thơ → nhấn mạnh một sức sống mạnh mẽ, ẩn chứa bông hoa bé nhỏ kia đang trỗi dậy khoe sắc tỏa hương. Không gian rộng mở, phóng khoáng từ dòng sông đến bầu trời. => Cách tạo hình và phối màu ấn tượng khiến cảnh hiện lên trong trẻo và rất đỗi thân thương, gần gũi.
- Bức tranh xuân thêm sống động khi xuất hiện âm thanh tiếng chim chiền chiện. + Từ cảm thán “ơi” bộc lộ nỗi xúc động, niềm vui ngây ngất của nhà thơ khi lắng nghe tiếng chim chiền chiện vang lên giữa không gian mùa xuân: “Ơi con chim chiền chiện /Hót chi mà vang trời/Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng”
+ "Đưa tay... hứng" - một cử chỉ bình dị nhưng ẩn chứa sự trân trọng, niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ khi muốn hứng lấy giọt long lanh tuyệt diệu kia.
+ "Giọt long lanh" là sự liên tưởng đầy chất thơ thể hiện sự sáng tạo của Thanh Hải. * Có thể “giọt long lanh” là giọt sương sớm mai còn đọng trên cành non cỏ biếc hay là giọt mưa xuân tiếp thêm nhựa sống cho cây cối tốt tươi.
Cũng có thể đó là giọt âm thanh, là tiếng hót kì diệu của chú chim trong cảm nhận rất riêng của tác giả. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho tiếng hót kì diệu của chú chim thành một thể lỏng. Giọt âm thanh có hình khối, màu sắc long lanh, đẹp đẽ trong cảm nhận rất riêng của nhà thơ. Giọt âm thanh ấy thả mình giữa không gian mùa xuân, thổi bừng sức sống cho cảnh vật.
Giải thích các bước giải:
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
196
283
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.
+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.
+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”, “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.
+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không gian đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.
=> Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.
- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.
+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.
xin hay nhất
đây tớ làm cả bài mùa xuân nho nhỏ
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
196
283
xin hay nhất
Tus sao rời nhóm zậy
196
283
??
Nhầm sao bn rời nhóm zâyh
Bảng tin