0
0
“Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta,
Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc
Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba
Và có nhiều ngã ba nổi tiếng:
Có những ngã ba nối những dòng sông lớn
Của một đại châu,sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to
Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất
Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói,
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng
văn minh lớn, đông, tây, kim cổ....
Tất cả những ngã ba trên, con có thể học biết
(trong sách địa dư, trên những bản đồ),
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa...
Xong rồi, con có thể quên
Nhưng con ơi, con chớ có quên ngã ba Đồng Lộc.
Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba đường quyết định,
Trong đời mỗi dân tộc cũng có những ngã ba
Những ngã ba vận mệnh
Những cái nút trên dặm dài lịch sử
Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy
Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi
Con sẽ nhớ đến ngã ba Đồng Lộc”
Trả lời câu hỏi :
Câu 1:Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2: Theo em, tại sao người cha lại dặn con không được quên ngã ba Đồng Lộc?
Câu 3: Từ đoạn trích bài thơ trên, em cảm nhận được gì về tấm lòng người cha?
Câu 4: Hãy tìm một biện pháp tu từ theo em là hay nhất được tác giả sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 5: Bức thông điệp có ý nghĩa mà em cảm nhận từ đoạn trích trên
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1169
686
Câu `1`: Thể thơ tự do.
Câu `2`: Người cha dặn con không được quên ngã ba Đồng Lộc vì:
`-` Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng của sự hy sinh cao cả của `10` cô gái thanh niên xung phong.
`-` Ngã ba Đồng Lộc là một bài học lịch sử sâu sắc về những khó khăn, gian khổ mà dân tộc đã trải qua.
`-` Ngã ba Đồng Lộc là ngã ba lựa chọn.
Câu `3`: Qua đoạn trích, em cảm nhận được tấm lòng của người cha dành cho con là:
`-` Người cha muốn truyền đạt cho con những kiến thức, những giá trị sống quý báu.
`-` Người cha muốn con hiểu về lịch sử dân tộc, về truyền thống yêu nước của dân tộc.
`-` Người cha muốn con biết trân trọng những gì mình đang có và luôn hướng tới tương lai tươi sáng.
Câu `4`: BPTT: so sánh ("Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói,")
`-` Tác dụng:
`+` Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ.
`+` Nhấn mạnh vai trò quan trọng của mỗi cá nhân trong xã hội, giống như các hạt hồng cầu góp phần tạo nên sự sống cho cơ thể.
`+` Thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa cá nhân và cộng đồng.
Câu `5`: Bức thông điệp có ý nghĩa mà em cảm nhận từ đoạn trích trên là mỗi người cần ghi nhớ lịch sử dân tộc, học hỏi từ những tấm gương anh hùng và luôn lựa chọn đúng đắn trên những ngã ba đường đời.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
188
108
`1.`
`-` Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do
`2.`
`-` Vì ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử mang ý nghĩa thiêng liêng, là minh chứng của tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu bất khuất, hy sinh không tiếc máu xương của thế hệ trước
`3.`
`-` Từ đoạn trích bài thơ trên em cảm nhận được tấm lòng của người cha là tấm lòng chân thành của người hậu thế được hưởng hòa bình luôn hướng về để ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước, biết ơn những hy sinh và hoài niệm về những năm tháng chiến tranh đau thương của đất nước. Và cha cũng mong con mình hiểu được
`4.`
`-` Biện pháp so sánh "Như những mạch máu khổng lồ"
`-` Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm xúc và nhấn mạnh được tầm quan trọng chiến lược, ý nghĩa của những ngã ba. Người đọc cảm nhận được ý nghĩa thực và ý nghĩa ẩn dụ của những ngã ba đối với quá trình hình thành của đất nước, trong cuộc đời con người và trong lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc.
`5.`
`-` Bức thông điệp mà em cảm nhận được đó là mỗi người đều cần đời đời ghi nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương, tuổi trẻ, tính mạng hy sinh ngã xuống vì độc lập, dân tộc ngày hôm nay. Họ đã đi vào bất tử, làm nên những trang sử hào hùng mà thế hệ sau cần ghi nhớ công lao mãi mãi
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin