Ngày 15/04/2021 đại diện Công ty JSB tại Việt Nam gửi thư chào hàng đến Công ty DAICHI có trụ sở tại Singapore để bán 1 lô hàng như sau:
-T ên hàng: quặng Niken
- Số lượng: 3.000 tấn
- Giá: 10.795 USD/tấn
- Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2017 đến 15/12/2021
- Giao hàng theo điều kiện FOB tại cảng Đà Nẵng (INCOTERMS 2020).
Ngày 25/04/2021, phía Công ty tại Singapore chấp nhận chào hàng nhưng bổ sung thêm điều kiện: “không chấp nhận thuê tàu hơn 20 tuổi” và sửa điều khoản “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồng thuê tàu” trong bản hợp đồng gốc.
Trước đó, vào ngày 1/1/2021, Chính phủ Singapore đưa ra dự thảo danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu trong đó có quặng Niken.
Diễn biến sự việc:
- Ngày 1/8/2021, chính phủ nước NM ra lệnh cấm nhập khẩu quặng Niken.
- Ngày 12/12/2021, tàu cập cảng, Công ty JSB thông báo cho Công ty DAICHI chuẩn bị điều kiện nhận hàng.
- Công ty DAICHI đã từ chối nhận hàng với lý do: họ không thể nhận hàng là bất khả kháng do lệnh cấm nhập khẩu của Chính phủ đưa ra sau khi kí kết hợp đồng và yêu cầu được miễn trách trong trường hợp này.
- Việc Công ty DAICHI từ chối nhận hàng, khiến Công ty JSB phải lưu kho hàng hóa đến ngày 25/12/2021 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho Công ty STC có trụ sở tại Malaysia với giá thấp hơn 10.000 USD/tấn.
Sau đó, Công ty JSB đã kiện NM ra tòa và yêu cầu Công ty DAICHI bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Chi phí lưu kho 13 ngày
- Chi phí chuyển tải và vận tải hàng hóa đến cảng của Malaysia nới Công ty STC có trụ sở.
- Chênh lệch giá bán giữa hợp đồng với giá bán cho Công ty STC.
Yêu cầu:
a) Theo bạn, trong trường hợp trên chấp nhận chào hàng có hiệu lực không? Nếu có thì hợp đồng được ký kết ngày nào?
b) Người bán có phải bồi thường không? Tại sao? Và phải bồi thường những khoản
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
29
12
a) Hiệu lực của chấp nhận chào hàng:
Chấp nhận chào hàng: Công ty DAICHI đã chấp nhận chào hàng nhưng với điều kiện bổ sung và sửa đổi, nên đó là một đề nghị mới.
Ngày ký hợp đồng: Hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu cả hai bên đồng ý với các điều khoản bổ sung và sửa đổi. Nếu không có sự đồng ý về các điều kiện mới, chào hàng gốc không có hiệu lực và không có hợp đồng ký kết.
b) Trách nhiệm bồi thường:
Bồi thường thiệt hại: Công ty DAICHI có thể phải bồi thường cho Công ty JSB vì từ chối nhận hàng không phải do lỗi của Công ty JSB. Các khoản bồi thường có thể bao gồm:
Chi phí lưu kho: Chi phí lưu kho 13 ngày.
Chi phí chuyển tải và vận tải: Chi phí chuyển hàng đến cảng Malaysia.
Chênh lệch giá bán: Chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá bán cho Công ty STC.
Lý do bồi thường: Công ty DAICHI đã từ chối nhận hàng, gây thiệt hại cho Công ty JSB, do đó phải bồi thường các khoản thiệt hại phát sinh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
11
1
a)
- Theo em, trong trường hợp trên chấp nhận chào hàng có hiệu lực vì Công ty DAICHI đã bổ sung thêm một số điều kiện, tuy nhiên, đây là những điều kiện bổ sung chứ không phải là từ chối chào hàng. Việc Công ty JSB không phản hồi về các điều kiện bổ sung này ngầm đồng ý với các điều kiện đó.
- Hợp đồng đã được ký kết vào ngày 25/04/2021, tức là ngày Công ty DAICHI gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
b)
- Người bán không phải bồi thường vì:
+ Sự kiện bất khả kháng: Lệnh cấm nhập khẩu quặng Niken của Chính phủ nước NM là một sự kiện bất khả kháng, nằm ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên -> sự kiện đã làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên bất khả thi.
+ Điều kiện bổ sung: Việc Công ty DAICHI bổ sung điều kiện "không chấp nhận thuê tàu hơn 20 tuổi" đã làm thay đổi một phần nội dung của hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên, Công ty JSB đã ngầm đồng ý với điều kiện này bằng cách không phản hồi -> cho thấy cả hai bên đều đã chấp nhận rủi ro có thể xảy ra do việc lựa chọn tàu vận chuyển.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin