Câu 1. Xác định các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong những câu thơ sau và phân tích tác dụng:
Tôi sẽ lại nơi tôi hàng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê huơng
Tôi sẽ về sông nuớc của tình thuơng
Cầu 2. Anh/ chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả trong những câu thơ:
Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chây một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu `1`:
Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp ngữ và liệt kê.
`-` Điệp ngữ - điệp từ "tôi sẽ" `3` lần ; "của" `2` lần ; "sông nước" `2` lần.
`-` Liệt kê - sẽ lại nơi tôi hàng mơ ước ;
sẽ về sông nước của quê huơng;
sẽ về sông nuớc của tình thuơng
`=>` Liệt kê nơi mà tác giả muốn về.
Tác dụng của `2` biện pháp tu từ liệt kê và điệp từ:
`+` Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
`+` Làm cho câu thơ trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu chất trữ tình.
`+` Qua phép tu từ làm nổi bật lên nỗi nhớ của tác giả về quê hương. Việc nhắc đi nhắc lại cụm từ "tôi sẽ" đã khẳng định được điều đó. Lòng người nhớ không nguôi về nơi của tình thương đó, chỉ có vậy mới khiến người muốn về lại quê hương.
`+` Đồng thời thể hiện được tình yêu sâu sắc của tác giả dành cho quê hương.
Câu `2`: Trong câu thơ đầu tiên "Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông". Tác giả đã dùng biện pháp tu từ so sánh để nói rằng là sông thì nhiều nước còn lòng của mình lại chứa chan nhiều tình yêu thương với quê hương. Tình cảm đó sẽ là mãi mãi sẽ không bao giờ cạn kiệt. Trên con sông đó là bao nhiêu nỗi nhớ khôn xiết, tình cảm yêu quý, tình yêu, tình thương và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nơi thân thương hai tiếng Quê Hương. "Tình Bắc Nam chung chảy một dòng". Qua câu thơ trên, điều tác giả muốn nói là dù ta là ai, là Bắc là Nam đi chăng nữa thì chúng ta đều nhớ một quê hương mà thôi. Ai cũng đều chung chảy một dòng, chỉ yêu và quý cội nguộn của mình. Như vậy, ta thấy được phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Câu thơ cuối cùng "Không ghềnh thác nào ngăn cản được" là câu để nối tiếp với câu thơ trên. Đúng là đồng bào từ Bắc vào Nam đều chan chứa một tình cảm đặc biệt đối với quê hương. Việc tác giả dùng hình ảnh "Không ghềnh thác nào ngăn cản được" ý muốn nói rằng dù đồng bào ta có đi ngược về xuôi, có đi đến tận chân trời thì cũng sẽ nhớ mãi đến quê hương. Sẽ không bị một thứ gì làm mất đi phẩm chất tốt đẹp đó. Dù ở nơi nào, ai ai cũng đều hướng về quê hương. Như vậy, ta có thể cảm nhận sâu sắc được tình yêu quê hương của tác giả nói riêng và tất cả nhân dân ta nói chung. Không chỉ vậy, tác giả còn ngợi cả tình cảm cho quê hương của các người con Việt Nam.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
$\small\textbf{Câu 1)}$
`@` BPTT: Điệp ngữ (Tôi sẽ...)
`=>` Để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến đến. Nói lên khát vọng cao cả muốn về nơi được sinh ra, nơi chứa chan những tuổi thơ tươi đẹp. Đồng thời, qua điệp ngữ "tôi sẽ" nhà thờ gửi gắm thông điệp về một tương lai tươi sáng của đất nước. Ông tin rằng sẽ ngày non sông thống nhất, Nam Bắc lại được sum vầy. Khi đó, ông chắc chắn sẽ về thăm lại nơi sông nước tình thương ấy. Đồng thơi, khắc họa lên tình yêu quê hương vô cùng sâu đậm và thiêng liêng của nhà thơ Tế Hanh.
$\small\textbf{Câu 2)}$
`=>` Hình ảnh "lòng tôi cũng như sông" đã một phần nào thể hiện được sự son sắc, thủy chung mà một người con đi xa dành cho quê hương của tác giả. "Không ghềnh thác nào ngăn cản được" `-` dù cho ghềnh thác khó khăn, cheo leo, trớ trêu như thế nào, nhưng không vì thế mà tác giả quê đi cội nguồn, nơi gốc gác nuôi dưỡng bản thân, nơi nuôi dưỡng những ký ức, hồi tưởng tươi đẹp của thời niên thiếu. Dù ở phương trời nào lòng ông vẫn nhớ quê hương, nó luôn dạt dào, cháy bỏng nhiệt huyết trong lòng ông khiến nhà thơ thấy được hình ảnh quê hương liên tục hiện ra trong suy nghĩ. Vả lại, dù ở bất cứ nơi đâu, dù bao năm xa cách, hình ảnh quê hương vẫn đọng lại trong kí ức, kết tinh thành một điệu hồn riêng trong thơ Tế Hanh, tạo nên một phong cách thơ đôn hậu, đằm thắm, ngọt ngào.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin