Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích chi tiết trần quốc toản bóp nát quả cam. (không chép mạng ạ)
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
4161
4307
`@` `4th2`
Nhắc đến sự việc Trần Quốc Toản `-` cậu bé `16` tuổi bóp nát quả cam vua ngự ban thì chắc chắn sẽ không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Hành động bót nát quả cam không phải là vô lễ hay hỗn hào. Đơn giản vì cậu bé này muốn chứng tỏ rằng cậu cũng có thể tham gia đánh giặc cho vua Trần biết. Bộc lộ được sự can đảm, gan dạ và hơn hết là lòng yêu nước to lớn của Trần Quốc Toản. Vua ban cho quả cam vì xét thấy cậu còn nhỏ tuổi nhưng lại có lòng yêu nước, mà tuổi nhỏ thì theo vua là chưa phù hợp để bàn đến việc ra trận `-` đánh giặc. Nhưng Trần Quốc Toản với lòng yêu nước to lớn, chí khí của cậu thiếu niên tuổi `16` lại không chấp nhận việc này, sau khi ra đến ngoài, cậu đã bóp nát quả cam mà vua ban. Cậu mong muốn đánh đuổi quân giặc, thể hiện rằng mình đủ bản lĩnh tham gia việc nước, thể hiện ý chí, sự gan dạ và dũng cảm của bản thân. Vì thế Quốc Toản về nhà kêu gọi gia nô và trai tráng đi đánh giặc, trên cờ tiên phong có `6` chữ là "Phá cường địch, báo hoàng ân". Thể hiện ý chí và tinh thần yêu nước của chàng trai trẻ, mà hành động quyết liệt nhất chính là lúc mà Quốc Toản bóp nát quả cam vua ban, như để thể hiện bản lĩnh và sự gan dạ, lòng yêu nước của chính mình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
906
1039
Khoảnh khắc Trần Quốc Toản bóp nát quả cam là một khoảng khắc vô cùng ấn tượng và ý nghĩa. Hành động này diễn ra khi Trần Quốc Toản, lúc đó mới 16 tuổi, không được phép bàn về việc đất nước chống giặc Nguyên. Nản lòng trước sự xâm lược của kẻ thù, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam được vua ban, thể hiện lòng căm thù kẻ thù sâu sắc và quyết tâm chiến đấu chống lại quân giặc. Hành động này tuy mạnh mẽ và dứt khoát nhưng lại chứa đựng sự phẫn uất, bất lực của một thanh niên yêu nước không được đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước. Đó cũng là lời thề của Trần Quốc Toản sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc. Chi tiết này đã góp phần khắc họa hình ảnh Trần Quốc Toản - một anh hùng trẻ yêu nước, dũng cảm, kiên quyết, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
$anhsangtim123$
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1
3
Được đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những nơi nào còn có bóng quân Nguyên”. Từ vài dòng còn ghi trên trang lịch sử, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy thật đẹp cả một trang anh hùng trong một triều đại anh hùng, in đậm trong em hình ảnh người thiếu niên anh hùng bóp nát quả cam. Lúc này đây, tâm trạng của Hoài Văn Hầu vừa tức vừa hờn vừa tủi, bởi tuy được ban cam quý nhưng việc nước vẫn không được bàn. Nhưng uất nhất là đám quân Thánh Dực cũng khúc khích cười chế nhạo. Từ đó, người thiếu niên anh hùng nhen nhóm những hy vọng đầu tiên cho chiêu binh mãi mã đánh bại quân giặc. Điều đó cho em thấy không chỉ gan to, chí quyết của một Hoài Văn, mà còn khiến em hết sức tự hào với tráng khí nhà Trần. Trần Quốc Toản không chỉ thể hiện nhiệt tình cao quý ấy bằng lời, mà còn tự nguyện thể hiện nó bằng hành động, trước hết bằng cử chỉ đã được ghi lại sáng ngời trong lịch sử sách; sức phẫn nộ, chí diệt thù đã chuyển một phần thành năng lượng bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không biết Rút gọnĐược đọc cuốn Lá cờ thiêu sáu chữ vàng cũng đã lâu rồi, nhưng trong tâm trí em như đang phấp phới lá cờ trận đỏ chói của người thiếu niên mười sáu tuổi đánh quân Nguyên tự thuở nào “căng phồng lên trong gió hè lồng lộng thổi… đi mãi, đi mãi tới những n... xem thêm
906
1039
???????????
Bảng tin