0
0
Nêu một thông điệp mà bạn tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm "Tiếng chuông trôi trên sông" của Vũ Hồng?
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
466
825
Thông điệp em tâm đắc nhất là "Phải đứng lên đấu tranh cho tình yêu và hòa bình". Bởi hòa bình giống như bầu không khí xung quanh ta, thứ không thể thiếu đối với sự duy trì cuộc sống con người. Chúng ta sống với nó mỗi ngày, nghĩ về nó mỗi ngày nhưng đôi khi lại không nghĩ đến việc mình có trách nhiệm bảo vệ nền hòa bình. Đó là điều kêu gọi đối với con người, không ai muốn chiến tranh hay xung đột xảy ra cả. Hãy coi nó như bổn phận, trách nhiệm mà con người phải thực hiện. Bảo vệ nền hòa bình chính là bảo vệ sự sống, điều kiện thuận lợi chính chúng ta.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
9
2
Tập sách là tập hợp tuyển chọn các truyện ngắn và thơ của anh đã được đăng tải trong các tuyển tập và các báo. Cấu trúc sách gồm hai phần riêng biệt: phần đầu truyện, phần sau thơ.
Phần văn gồm 16 truyện, trong đó có những truyện đã đoạt giải thưởng của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tặng thưởng văn học của Hội Nhà văn và dựng thành phim như Tiếng chuông trôi trên sông, Móng tay hình trăng khuyết… Không gian trong các truyện ngắn của anh rộng mở. Năng lực hư cấu, tưởng tượng dồi dào, cấu trúc biến hóa, giọng điệu linh hoạt. Từng nhân vật, từng số phận được khắc hoạ đậm nét nên dễ tạo nên ấn tượng và chiếm được chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc khi tiếp nhận, khám phá các tác phẩm. Nói như nhà nghiên cứu văn học Lê Ngọc Trà: “Văn học là nghiền ngẫm”. Điều này hoàn toàn đúng với văn Vũ Hồng. Đọc các truyện ngắn của anh buộc phải suy nghiệm về các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống, tình yêu đang cọ xát, đan xen, đấu tranh, bài xích lẫn nhau; như các truyện: Cha và con gái, Em có còn yêu ai, Đàn cò di cư. Nghiền ngẫm về thế sự, thân phận như: Thơ tình và cô gái đi kiếm tiền, Quán rượu cuối năm và một người viết văn trẻ, Ông già đến từ Busan… Đặc biệt là 1 trong 25 nhà văn được chọn in sách vàng của tạp chí Văn nghệ Quân đội, Vũ Hồng quan tâm đến đề tài người lính ở nhiều góc độ khác nhau; nhưng tập trung nhất là hình ảnh người lính của thời kỳ “hậu chiến”. Đó là cái “hùng” không chỉ trong chiến đấu mà còn là cái “hùng” âm thầm, lặng lẽ, cao thượng của người lính giữa đời thường như: “Gã” trong Người leo dừa. Sự thủy chung đẹp tựa những bài thơ tình dẫu kết thúc thật nhiều luyến nhớ, ngậm ngùi như “Kim” trong Móng tay hình trăng khuyết, “Kim” trong Tiếng chuông trôi trên sông…
Chiều sâu, tầng chìm, thông điệp trong các truyện của Vũ Hồng mở biên độ theo sự chiêm nghiệm, trải nghiệm của từng người đọc. Bức tranh đời sống với nhiều mảng thân phận phong phú, đa dạng. Ý nghĩa truyện để nhiều khoảng trống để người đọc vận dụng vốn sống, tư tưởng, năng lực của mình tham gia kiến tạo, nắm bắt ý nghĩa.
Phần thơ với 50 bài. Phần lớn thơ anh viết theo phong cách truyền thống. Về hình thức, cấu trúc khá đa dạng: thơ 5 chữ, 7 chữ; thơ lục bát; thơ văn xuôi. Về nội dung, thơ trữ tình và thơ thế sự là chủ yếu. Thơ trữ tình đằm thắm, ngọt ngào, sâu lắng. Thơ thế sự giãi bày, suy tư. Thơ anh có nhiều bài, nhiều câu thơ có sức khái quát cao đối với đối tượng phản ánh; lay động sâu cả trí lẫn tình đối với đối tượng tiếp nhận, như :
“Người phương Nam say thì say trọn
Người phương Nam buồn thì buồn sâu” (Người phương Nam).
Sức sống câu thơ vượt khỏi biên giới câu chữ thông thường, đó là sự hòa nhập giữa ngôn từ thơ ca và ngôn ngữ chính luận:
“Mắc lời lừa dối từ bi
Để giờ ôm đá xanh rì cỏ xanh” (Tâm sự Hầu Vương).
Tập sách có thể xem là sự đánh dấu, tổng kết một chặng đường sáng tác trên 20 năm qua của anh. Khép quyển sách lại ở trang 288 nhưng trong tâm thức hẳn “Đâu đó, tiếng chuông chùa miền sơn cước đọng vào vách đá” (Chân văn) sẽ còn ngân vang sâu hơn, xa hơn ngoài những trang sách này. Hy vọng và gởi trọn niềm tin.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin