Em bé trong mùa củi khô - Bình Nguyên Trang
Này em bé thả chân trần trên cỏ
Rong ruổi suốt ngày nhặt giấc mơ rơi
Ngôi nhà em đầy mùi hương và khói
Em kiếm củi gần sưởi ấm chiều mồ côi
Dải đồi ấy chỉ nhiều hoa và gió
Làm sao có củi khô cho em nhặt bây giờ
Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó
Em về đi, mẹ sắp trở cơn ho
Này em bé, căn nhà xơ xác thế
Làm sao cõng nắng mưa để qua mùa
Heo hút quá cho ta vào nữa nhé
Ta nhóm lửa giùm em đánh thức niềm vui
Những bó củi mỗi ngày mang về chợ
Em ủ ước mơ nhặt khắp nảo trên đồi
Đường đầy gió, heo may gài băng giá
Chân chạy qua mùa đối diện ngày đông
Rồi ta thấy má em hồng mỗi buổi
Khi nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng
Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió
Biết có còn củi khô cho em không…
C1: xác định thể thơ và luật Bằng, Trắc?
C2: xác định nhân vật trữ tình và cảm xúc chủ đạo?
C3: cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào trước tình cảnh đó?
C4: phân tích nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ và cho biết chúng đã diễn tả tình cảnh của em bé đi kiếm củi khô và thái độ của tác giả như thế nào?
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Câu 1:
Thể thơ: Tự do
Luật bằng trắc: thể thơ tự do không cần tuân theo luật bằng trắc
Câu 2:
Nhân vật trữ tình: tác giả
Cảm xúc chủ đạo: nỗi xót xa trước những hoàn cảnh chiếc lá chưa lành của một trái tim nhân hậu và giàu tình thương người
Câu 3:
Cảm xúc của nhân vật trữ tình: sự xót xa, thương cảm trước hoàn cảnh thiếu thốn của em. Thương em manh áo mỏng manh, đôi chân trần trên đất đi nhặt củi khô lo lắng cho mẹ ở nhà ốm yếu. Tuy khó khăn là thế nhưng em vẫn từng ngày cố gắng vì ước mơ của mình.
Câu 4:
Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ là ẩn dụ. Những cành củi khô mà em góp nhặt hàng ngày chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ những mảnh ước mơ của em. Em cũng có ước mơ, ước mơ được ấm áp, đủ đầy. Giữa đồi gió lộng chỉ có hoa và gió chẳng có đâu củi khô như chính hoàn cảnh em lúc này. Thiếu thốn và đói khổ đến củi khô rơi ngoài kia sửa ấm em cũng chẳng có thì ước mơ của em cũng như thứ quý giá xa vời và có thể chẳng bao giờ chạm lấy được. Vậy nhưng ta sẽ giúp em đánh lửa bén vào những cành củi xơ xác ấy. Đốt cháy một cành thành ngọn đuốc nuôi ý chí mà nhặt củi khô. Dẫu cho thực tế khắc nghiệt rằng ước mơ không phải củi mà dễ dàng nhặt, nó là những bước chân đầy đau đớn và khó nhọc chạm đến một thứ lung linh hơn. Nhưng ta mong rằng em sẽ mãi giữ được ngọn lửa đó trong lòng để soi sáng ,để bảo vệ em đưa em đến với ước mơ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Câu `1`:
`-` Thể thơ: `8` chữ
`-` Bài thơ được viết theo luật: Bằng.
(Dựa vào tiếng thứ `2` câu thơ thứ nhất: từ "Em" là thanh bằng)
Câu `2`:
`-` NVTT: "Ta" (Tác giả)
`-` Cảm xúc chủ đạo: Cảm thương, xót xa của "ta" cho số phận, cuộc đời của "em bé" (Phải ngày ngày đi kiếm củi khô trong trời thu lạnh, mẹ ở nhà ốm,...)
Câu `3`:
`-` Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước tình cảnh:
`+` Xót xa, thương cảm: "Này em bé, căn nhà xơ xác thế", "Em về đi, mẹ sắp trở cơn ho", "Cái bóng nhỏ ngã trên đồi lộng gió"
`+` Lo lắng: "Chiều lạnh lắm thu đã vàng rồi đó", "Heo hút quá cho ta vào nữa nhé", "Biết có còn củi khô cho em không"
`+` Cảm thấy có chút hạnh phúc vì sự lạc quan của "em", "em" luôn ấp ủ mơ ước, mong muốn "đánh thức niềm vui" giùm em từ những hành động nhỏ nhất.
Câu `4`:
`@` Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả "em bé"
`-` Em kiếm củi gần sưởi ấm chiều mồ côi
`-` Em ủ ước mơ nhặt khắp nảo trên đồi
`-` Này em bé thả chân trần trên cỏ
...
`->` Hình ảnh em bé vất vả kiếm củi khô, cuộc sống lật đật, nhưng vẫn lạc quan, hồn nhiên "Rong ruổi suốt ngày nhặt giấc mơ rơi"
`@` Giọng điệu:
`-` Xót xa, thương cảm: "Này em bé, căn nhà xơ xác thế","Biết có còn củi khô cho em không",...
`-` Trìu mến, vỗ về: "Ta nhóm lửa giùm em đánh thức niềm vui", "Ta nhóm củi khô cho mẹ sưởi ấm lòng"
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin