527
1051
Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:
`d)`
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
`-` (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
``
`e)` Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
`-` (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
``
Y/c: trả lời đúng, đầy đủ ý.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
12895
11631
d. Điển tích, điển cố "cuộc bể dâu" được lấy từ một câu thơ của Trung Quốc "Bể xanh hóa thành ruộng dâu" để diễn tả về sự thay đổi, biến chuyển nhanh chóng đến mức không thể tin nổi. Sự biến chuyển ấy rành rành trước mắt khiến con người sững sờ, bẽ bàng, bàng hoàng.
Tác dụng: sử dụng điển tích, điển cố này giúp cho nhà thơ diễn tả được một cách triết lý, cô đọng sâu sắc về cuộc đời truân chuyên, bất hạnh và những biến cố không ngờ tới ập đến với cuộc đời Thúy Kiều. Đồng thời, nhờ sử dụng điển tích điển cố, nhà thơ cũng thể hiện được triết lý nhân sinh và giá trị nhân đạo được tài tình và rõ nét hơn.
e. Điển tích điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" được lấy từ lời ca của Lý Diên Niên trong câu chuyện Hán Vũ đế xây đền và tuyển cung nữ để diễn tả được vẻ đẹp của những người con gái đủ làm xiêu lòng, đẹp khuynh nước khuynh thành, làm cho đấng nam nhi chẳng màng đến đất nước. Ý nghĩa là ngoảnh lại nhìn một cái thì thành người ta bị xiêu, ngoảnh lại nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngả. Ý nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành mất nước
Tác dụng: thể hiện được một cách trang trọng vẻ đẹp ngoại hình khuynh nước khuynh thành của Thúy Kiều. Từ đó, nhà thơ cũng dự báo số phận bất hạnh của nàng.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
527
13731
1051
giúp em câu này luôn với ạ: https://hoidap247.com/cau-hoi/7148175