Phân tích khổ 6 bài thơ về tiểu đội xe không kính (diễn dịch 15 câu) (sd khởi ngữ,câu hỏi tu từ) mik cảm ơn ạ
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
12895
11631
Trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tình đồng chí đồng đội cao đẹp như tình cảm gia đình giữa những người lính. Thật vậy, tình đồng chí đồng đội đó đã hóa thành tình cảm gia đình. "Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời/Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy" đã thể hiện được tình đồng chí đồng đội cao đẹp của thế hệ trẻ kháng chiến chống Mỹ. Về bếp Hoàng Cầm, đây là kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản ra để địch không phát hiện được. Bếp này mang tên người sáng tạo ra nó trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp là anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm. Cách định nghĩa về gia đình thật hóm hỉnh, giản dị mà vẫn chứa chan tình cảm sâu nặng, chân thành giữa những người lính. Phải chăng đó chính là tình đồng chí đồng đội cao đẹp? Giữa họ, người đọc thấy được tình cảm keo sơn gắn bó, cùng nhau ăn cơm, chiến đấu như người một nhà. Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc, những người lính Trường Sơn lại hăm hở lên đường: "Võng mắc chông chênh đường xe chạy/Lại đi, lại đi trời xanh thêm". Điệp ngữ "lại đi" và nhịp thơ 2/2/3 đã khẳng định được đoàn xe không ngừng tiến tới phía trước, khẩn trương và kiên cường. Hình ảnh "trời xanh thêm" cho thấy tâm hồn lạc quan của những người chiến sĩ và niềm tin của những người lính vào ngày đất nước được giải phóng, hoàn toàn sạch bóng quân thù.
** khởi ngữ và câu hỏi tu từ được in đậm
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin