18
9
gạch chân các luận điểm ( nêu rõ luận điểm nào là luận điểm phụ bổ sung cho luận điểm chính nếu có) trong bài văn mẫu sau:
''Mùa xuân được mệnh danh là mùa tươi đẹp nhất trong năm, mùa vạn vật sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, mùa xuân thường là đề tài quen thuộc trong thơ ca. Tác giả Thanh Hải cũng có bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" viết về mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước và khao khát được dâng hiến cuộc đời mình cho mùa xuân chung của toàn dân tộc.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã ca ngợi mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên đất trời:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."
Mùa xuân của tác giả tràn đầy hương sắc và âm thanh tươi vui. Người đọc thấy được màu "xanh" của dòng sông, tím biếc" của bông hoa, âm thanh rộn ràng của tiếng chim hót vang trời". Tất cả hòa quyện vào nhau tạo ra không khí hân hoan, tràn đầy sức sống khi xuân về. Động từ "mọc" đặt ở đầu khổ thơ nhằm diễn đạt sức sống mạnh mẽ, dạt dào của muôn loài. Hành động "hứng" "giọt long lanh" thể hiện nỗi niềm trân trọng, yêu quý những vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Tiếng nói "ơi", "chi" quen thuộc, thân thương của xứ Huế giúp cho khổ thơ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn. Ở khổ thơ đầu tiên, tác giả Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh xuân với khung cảnh rộng lớn, khoáng đạt mà thật tươi đẹp, rực rỡ.
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước."
Trong khổ thơ thứ hai và ba, nhà thơ đã viết về mùa xuân của đất nước. Ông lấy hai hình ảnh đại diện cho con người Việt Nam thời bấy giờ là "người cầm súng" - những người lính với nhiệm vụ bảo vệ và giành lại độc lập cho dân tộc. "Người ra đồng" là người nông dân, người dân lao động mang trách nhiệm phát triển đất nước. Họ cùng tất cả mọi người đều đang sống một cách "hối hả", "xôn xao". Đây là lối sống khẩn trương, gấp gáp để cùng cống hiến thật nhiều cho đất nước. Từ đó, tác giả so sánh "Đất nước như vì sao" để thể hiện niềm tin rằng đất nước sẽ mãi trường tồn cùng vũ trụ, sẽ tỏa sáng rực rỡ trên trường quốc tế.
Để tương lai đất nước ngày một tươi sáng, nhà thơ đã thể hiện ước nguyện được dâng hiến:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế."
Ở đây, thi nhân muốn là một chú chim cất tiếng hót tươi vui cho cuộc đời, làm một nhành hoa đem lại hương sắc cho thế gian. Đặc biệt hơn, ông muốn làm một nốt trầm ít người biết đến để nhập vào bản hòa ca chung của đất nước. Nhà thơ cũng đã thể hiện chân lí rằng sự cống hiến là không kể tuổi tác, giới tính. "Dù là tuổi hai mươi" hay khi "tóc bạc", ta vẫn có thể trao đi những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của đời người, như là "mùa xuân nho nhỏ" để đóng góp vào mùa xuân của cả dân tộc. Và nỗi niềm khao khát được hiến dâng ấy đã được biến thành điệu hát ngọt ngào, trữ tình của xứ Huế để ngợi ca "nước non ngàn dặm" tươi đẹp sống mãi muôn đời.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" sử dụng thể thơ năm chữ có cấu tứ chặt chẽ, nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm rãi. Hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị nhưng cũng rất giàu sức gợi tả kết hợp với các biện pháp tu từ đã giúp Thanh Hải bộc lộ nỗi niềm của mình. Đó chính là ước mơ được cống hiến "mùa xuân nho nhỏ" đáng giá của cuộc đời vào mùa xuân chung của cả đất nước. Đây là một ước muốn thiêng liêng, cao cả, thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của người con xứ Huế.''
Bảng tin