Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Bằng những câu thơ tràn đầy cảm xúc, nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện một cách đầy chân thực và tràn đầy cảm xúc bài thơ ''Đưa con đi học'' như thay lời người cha muốn nói với con trong ngày đầu đưa con đi học:
''Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc
Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh ngơ ngác
Sao chẳng thấy trường đâu
Hương lúa tỏa bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước.''
Trong hai câu thơ đầu tiên, ta có thể thấy được nhà thơ Tế Hanh đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên xung quanh trên con đường đến trường của hai cha con. Trong những câu thơ tiếp theo, tác giả đã thể hiện sự hồn nhiên và ngơ ngác của người con qua hai câu thơ ''Con nhìn quanh ngơ ngác'' / ''sao chẳng thấy trường đâu''. Do ngày đầu tiên đi học còn bỡ ngỡ nên người cha chính là người sẽ đồng hành cùng con trên con đường đến trường, từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho con là tình cảm yêu thương, trìu mến và thiết tha. Người cha chính là chỗ dựa tinh thần, luôn ở bên con và đồng hành cùng con trên chặng đường đi học. Với thể thơ năm chữ đầy cảm xúc, cách gieo vần chân và vần cách linh hoạt và giọng thơ giản dị, mộc mạc nhưng đầy thân thương đã bộc lộ được tình cảm của người cha dành cho con, cho ta thấy được tình phụ tử cao đẹp và thiêng liêng. Bên cạnh đó, biện pháp tu từ so sánh ''Hương lúa tỏa bao la'' / ''Như hương thơm đất nước'' gợi lên cho người đọc thấy lời dặn dò của người cha trong tương lai con sẽ trở thành người có công, góp sức vào công cuộc phát triển và bảo vệ đất nước. Từ bài thơ ''Đưa con đi học'', nhà thơ Tế Hanh đã gửi gắm tới người đọc thông điệp ý nghĩa và sâu sắc: Hãy trở thành những con người có hiếu và biết tôn trọng, biết ơn cha mẹ, đồng thời trở thành người có ích góp công vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin