0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
12760
11500
a,
Đối với mỗi học sinh, để việc học đạt được kết quả cao nhất thì việc học kết hợp với làm bài tập là việc làm cần thiết. Thật vậy, việc vừa học vừa làm bài tập khổng chỉ giúp cho việc tiếp thu kiến thức được hiệu quả mà những kiến thức đó còn được nhớ sâu và áp dụng rộng trong việc học của chúng ta. Đầu tiên, việc vừa học vừa làm bài tập chính là để khắc sâu kiến thức. Khi ta vừa học một lượng lý thuyết khổng lồ mà ta không chịu học cách áp dụng chúng vào bài tập thì ta sẽ nhanh chóng quên đi chỉ sau 1 đến 2 ngày. Thứ hai, việc vừa học vừa làm bài tập sẽ giúp chúng ta hiểu và nhớ bài sâu hơn. Lý thuyết thì chỉ có một nhưng các dạng bài tập thì nhiều vô ngàn. Vậy nên, việc ứng dụng được lý thuyết vào các dạng bài tập khác nhau sẽ rèn cho học sinh được khả năng tư duy đa chiều và ứng phó được với các dạng bài tâp khác nhau trong quá trình học. Cuối cùng, việc vừa học vừa làm bài tập sẽ giúp cho học sinh rèn được khả năng tự học, tự tìm hiểu. Việc làm bài tập sẽ kích thích trí tò mò và ham học hỏi của các em. Tóm lại, việc học lý thuyết kết hợp với làm bài tập là việc làm cần thiết.
b,
Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ. Thật vậy, hiện nay, trong học sinh nổi cộm lên vấn đề học chay, học hình thức, học tủ và học vẹt vô cùng nặng nề. Trên thực tế, học vẹt không chỉ có hại cho chính bản thân người học mà còn gây tổn hại đến chất lượng dạy và học của trường học nói chung. Học vẹt là học nhưng không hiểu gì, không có khả năng ứng dụng vào cuộc sống thường ngày mà chỉ biết nhắc lại máy móc, rập khuôn như một con vẹt mà thôi. Thử tưởng tượng mà xem, với khối lượng kiến thức bài vở nhiều như ở trường, nếu như học sinh chỉ dừng ở mức tiếp nhận lời thầy cô nói và rồi nhắc lại y như con vẹt thì những kiến thức ấy có ý nghĩa gì hay không? Chưa kể đến việc làm được bài tập hay thi cử không ứng dụng được mà những kiến thức ấy rồi cũng xếp xó, chẳng dùng được vào cuộc sống bình thường. Lâu dần, học vẹt sẽ làm thui chột đi khả năng vận động não bộ và tư duy của con người, não chúng ta sẽ toàn chứa đựng những kiến thức đó rồi sẽ lại nhanh chóng quên đi. Những kiến thức không được vận dụng sẽ mãi mãi ứ đọng trong não bộ mà chẳng có tác dụng gì. Việc này làm cho việc tiếp thu kiến thức mới cũng khó hơn, gây ra tình trạng mãi luẩn quẩn với kiến thức cũ. Tóm lại, học vẹt là phương pháp học không nên có ở mọi học sinh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
107
66
a) Học phải biết kết hợp làm bài tập mới hiểu bài. Đúng vậy, vì học chủ yếu là để nắm vững các kiến thức khoa học về mặt lí thuyết. Ta cần phải làm nhiều, làm tốt các bài tập mới có thể biết cách vận dụng các lí thuyết đó vào việc tính toán, lí giải vấn đề và nhờ đó mà hiểu sâu lí thuyết, nắm vững lí thuyết hơn.
b) Học vẹt hay còn gọi là học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử … Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không .Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ của học sinh.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin