Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đề tài người lính được nhiều tác giả khai thác và bài thơ Đồng chí là một trong số đó, bài thơ đã nói lên được tình cảm keo sơn, gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng chiến đấu của những người lính trong thời kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết đầu năm 1948 trong năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, cả nhân dân và người lính cuộc sống vô cùng gian khổ, khó khăn, vượt qua mọi khó khăn đó tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội giúp họ vượt qua những khó khăn trên để chiến đấu chiến thắng.
Những người lính đời thường, giản dị đều xuất thân từ nghèo khó:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Những câu thơ trên đã nói lên được họ đều là những người nghèo khổ, đồng cảm về giai cấp của những người lính. Điều đó khiến họ từ mọi nơi tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng, họ bắt đầu thân quen với nhau, cùng chung niềm vui đánh giặc.
“Súng bên súng đầu sát bên đầu”
Thể hiện tình đồng chí gắn bó chặt chẽ kề vai sát cánh đối mặt với quân thù. Khi màn đêm buông xuống, đôi bạn lính lại cùng chung một tấm chăn mông nỉ rỉ truyện nhà, truyện cửa, truyện gian nan khó nhọc – Họ thành đôi tri kỉ. Đôi bạn trí cốt hiểu nhau sâu sắc.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Đoạn tiếp theo thể hiện được sự tin tưởng nhau và từ đồng cảnh họ trở thành đồng cảm.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
Hình ảnh thân thuộc gắn bó trong đoạn kết của bài thơ càng thể hiện rõ hơn tình cảm bền chặt, chung sức chung lòng chiến đấu chống lại kẻ thù.
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Trong bài thơ Đồng chí hình tượng người lính thời kì chống Pháp hiện lên thật giản dị, giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí của những người lính đều xuất phát từ cùng chung cảnh ngộ, lí tưởng. Bài thơ cũng cho thấy được sự đoàn kết và sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc và đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Họ đều là những người lính rất chi là dũng cảm, họ đã không quản ngại hi sinh thân mình để quyết chiến bảo vệ Tổ quốc. Trong thời tiết lạnh giá, những người lính không quan ngại khó khăn, không chùn bước mà cứ tiếp tục nhìn về phía tương lai chiến thắng vẻ vang của đất nước, của thời kì kháng chiến chống giặc. Những câu thơ ''Quần tôi có vài mảnh vá'',''miệng cười buốt giá'',''chân không giày'' dùng để gợi tả lại nỗi khốn khổ và khó khăn của người lính tuy rất lạnh nhưng vẫn kiên trì chịu đựng, vẫn đứng chờ giặc với khẩu súng khoác trên vai. Trên cái chiến trường lạnh lẽo này, bao nhiêu người đã ngã xuống, đã gồng mình như một tấm bia đỡ đạn. Họ đã đến với cuộc kháng chiến, với tinh thần yêu nước tuy giản dị nhưng thật cao cả: Họ đã nghe theo tiếng vẫy gọi, tiếng vang dội chiến thắng của nước nhà mà tự nguyện lên đường kháng chiến. Phía sau họ là bao cảnh ngộ, xa nhà, xa quê hương, phó mạc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính dũng cảm. Trải qua những ngày gian lao kháng chiến, hình tượng người lính đã nói lên phẩm chất anh hùng ở những con người phi thường mặc màu áo lính, vác súng trên vai giữ vững nền hòa bình cho Tổ quốc.
Từ ghép: dũng cảm, hòa bình.
Từ láy: lạnh lẽo, khó khăn, vẻ vang.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bảng tin