0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
944
1123
`#adonis`
Khổ `3`
"Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa"
`-` Gợi khoảng thời gian tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, bao bọc của bà
`-` Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương
`-` Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà
"Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyển những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!"
`-` Tiếng chim tu hú - âm thanh quen thuộc của đồng quê mỗi độ hè về, để báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cành
`-` Tiếng chim tu hú như giục giã, như khắc khoải điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Tiếng tu hú gợi nhớ, gợi thương:
`+` Về `8` năm kháng chiến chống Pháp "mẹ cùng cha công tác bận không về" , bà vừa là cha, vừa là mẹ
`+` Về những năm tháng tuổi thơ về một thời cháu cùng bà nhóm lửa được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
"Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học"
Các động từ: "bảo, dạy, chăm" đã diện tả sâu sắc tấm lòng bao la, sự chăm chút, nâng niu của bà đối với đứa cháu nhỏ. Các từ "bà" `-` "cháu" được điệp lại `4` lần, đan xen vào nhau như gợi tả tình ba cháu quấn quýt yêu thương.
`->` Bà vừa là bà, vừa là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, ơn thầy
"Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc"
`-` Hình ảnh con chim tu hú xuất hiện tiếp tục ở cuối khổ thơ với câu hỏi tu từ là một sáng tạo độc đáo của Bằng Việt nhằm diễn tả nỗi lòng da diết của mình khi nhớ về tuổi thơ về bà:
"Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"
`+` Gợi hình ảnh chú chim đang lạc lõng, bơ vơ, côi cút khao khát được ấp ủ, che chở.
`+` Đứa cháu được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của bà đã chạnh long thương con tu hú. Và thương con tu hú bao nhiêu, tác giả lại biết ơn những ngày được bà yêu thương, chăm chút bấy nhiêu.
`->` Trong khi hồi tưởng về quá khứ, người cháu luôn thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và lòng biết ơn bà sâu lặng.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1667
792
Người bà không chỉ là người đùm bọc, chở che, nuôi dưỡng nhà thơ một cách trọn vẹn, luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu nhỏ mà bà cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là người bầu bạn, người tâm sự với nhà thơ trong suốt những năm tháng thời thơ ấu tuy cơ cực những vẫn luôn ấm áp và hạnh phúc.
“Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”
Những câu chữ tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng lại gợi tả rõ nét sự tận tụy, những tâm huyết mà người bà bỏ ra để giáo dục người cháu. Trong những năm tháng ở bên bà và chiếc bếp lửa, nhà thơ được bà chăm sóc, giáo dục hết sức đầy đủ. Hình ảnh bà thủ thỉ kể chuyện cho cháu nghe, người bà như một người cha, người mẹ lo lắng, chăm bẫm cho con mình, cũng như một người thầy dạy bảo học trò, bà cũng là cả một bầu trời yêu thương của tác giả. Có thể nói, người bà là kết tinh cao đẹp giữa công cha-nghĩa mẹ-ơn thầy. Cầu nối giữa bà và cháu hiện lên khăng khít, gắn bó thể hiện một tình yêu thương mà hai bà cháu dành cho nhau. Hình ảnh "bà dạy cháu làm", bà chăm cháu học" bà dạy cháu cách làm người, dạy cháu tự lập cho cuộc sống của mình, bà dạy cháu yêu thương gia đình, mọi người xung quanh. Bà ân cần dạy dỗ, chỉ bảo người cháu với ước mong đứa cháu bé bỏng của mình sẽ trở nên trưởng thành, trở thành một người tốt trong tương lai. Bà đã thay phần của bố mẹ, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, giáo dục nhà thơ. Câu thơ “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”, thể hiện rất rõ sự trưởng thành trong tâm hồn thơ dại của cậu bé. Nhà thơ nhớ như in hình bóng bà bên chiếc bếp lửa, nhớ những điều hay lẽ phải, những kĩ năng sống quý giá mà bà truyền lại. Tác giả cảm thương sâu sắc cho cuộc sống cực nhọc, khó khăn của người bà. Nhà thơ nhắc lại cho bà về con tu hú, hình ảnh con chim tu hú như một nhân chứng cho những thăng trầm mà hai bà cháu đã cùng nhau trải qua trong những năm tháng khó quên ấy. Nhà thơ trách yêu con tu hú: “sao không đến ở cùng bà” như tự nhắc nhở bản thân phải luôn ghi nhớ công ơn dưỡng dục của bà suốt nhiều năm ròng rã, ông tự trách bản thân đã ở quá xa quê hương, để bà cô đơn một mình. Thể hiện khao khát cháy bỏng sớm được trở về bên bà, bên bếp lửa, một lần nữa đỡ đần bà công việc, bầu bạn cùng bà như thuở bé thơ.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin