Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nét đẹp của bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Những dòng thơ trên được lưu truyền trong dân gian như một bài ca dao. Lời thơ tràn đầy nỗi nhớ da diết của người con xa xứ hướng về quê nhà. Từ nhớ được lặp đi lặp lại trong cả bốn dòng thơ bộc lộ nỗi niềm bồi hồi không dứt. Trở đi trở lại cùng nỗi nhớ là những kí ức sâu đậm về hương vị của quê hương trong những món ăn dân dã canh rau muống, cà dầm tương. Hình ảnh con người nơi quê nhà cũng hiện lên vô cùng thân thiết trong những công việc lao động hàng ngày: dãi nắng dầm sương, tát nước bên đường ...Nhịp điệu nhẹ nhàng êm đềm của thể thơ lục bát quen thuộc đã góp phần diễn tả niềm thương mến, nỗi nhớ da diết và tình cảm gắn bó sâu nặng của người ra đi. Bài ca dao khơi dậy trong ta tình yêu, sự gắn bó với những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương.
(Sưu tầm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo người viết, bài ca dao đẹp bởi những hình ảnh nào?(0,5 điểm)
Câu 3. Bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà thuộc chủ đề gì? (0,5 điểm)
Câu 4. Tại sao chúng ta cần phải học ca dao Việt Nam? (0,5 điểm)
Phần III: Làm văn. ( 6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích.
Câu 2 (4,0 điểm):
Trình bày ý kiến của em về nhận xét: "Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt và học hỏi được nhiều điều".